Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1. Các từ: trong vào, trong vắt, trong xanh là:
A. Đồng nghĩa
B. Trái nghĩa
C. Nhiều nghĩa
D. Đồng âm
Câu 2. Các vế câu trong câu ghép: Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Nối với nhau bằng cách
A. Trực tiếp
B. Dùng từ ngữ nối
C. Trực tiếp và dùng từ ngữ nối
D. Không có đáp án đúng
Câu 3. Từ chặt trong câu “Tên trộm bị trói chặt.” Và từ chặt trong câu “Bố em chặt thịt gà dưới bếp.” Quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đồng nghĩa B. Nhiều nghĩa
C. Đồng âm D. Trái nghĩa
Câu 4. Câu sau có mấy vế câu?
Mùa đông đã về, bác gấu nằm co quắp trong hang, mấy chú chim chào mào cũng trú trong hốc cây để tránh rét.
A. 2 vế B. 3 vế
C.4 vế D.1 vế
Câu 5. Câu “Nhưng Bạch Dương mẹ còn chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên.” Có mấy quan hệ từ?
A. 1 C. 2
B. 3 D. 4
Câu 6. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.” Là của ai?
A. Nguyễn Trung Trực
B. Đỗ Đình Thiện
C. Nguyễn Tất Thành
D. Giang Văn Minh
Câu 7. Dong nào có các từ cây được dùng theo nghĩa gốc
A. Cây rau, cây rơm, cây hoa
B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút
C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây lương thực
D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn.
Câu 8. Từ nào viết đúng chính tả?
A. Củ dong giềng C.Tháng riêng
B. Thủa ấu thớ D.Tán loạn
Phần II. TỰ LUẬN
Câu 9. a) Từ “đứng” trong câu “Quần đảo gồm nhiều đảo nhở, đứng theo hình vòng cung” mang nghĩa chuyển hay nghĩa gốc?
................................................................................................................................
b) Em hãy đặt một câu có từ “đứng” mang nghĩa gốc
................................................................................................................................
Câu 10. a) Cho câu: Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi giã từ thân mẹ đơn sơ.
- Các danh từ là:......................................................................................................
- Các tính từ là:.......................................................................................................
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu sau:
Nhờ các thầy cô giáo dạy dỗ, yêu thương mà chúng em đã lớn khôn, trưởng thành.
................................................................................................................................
Cặp quan hệ từ ở câu trên biểu thị:.........................................................................
Câu 11: a) Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu ghép có mối quan hệ nguyên nhân- kết quả
- Vì trời mưa to........................................................................................................
b) Đặt 1 câu ghép có sử dụng cách nối trực tiếp giữa hai vế câu.
................................................................................................................................
Câu 12. Xác định thành phần câu:
a) Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy
lên trong lòng anh.
b) Từ xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.
c) Tiếng mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới.
d) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.
e) Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ.
C
Giải thích:
→ Chiếc lá thoáng tròng trành ⇒ 1 vế câu
→ Chú nhái bén loay hoay cố giữ cho [chứ không phải chom bạn nhé] thăng bằng ⇒ 1 vế câu
→ Rồi là từ ngữ nối và chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng ⇒ 1 vế câu.
⇔ Có 3 vế câu, vậy ta chọn C.