K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2018
Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, tuy Bác đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” và “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, ngày 14/5/2011 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Và từ đây việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một nội dung mà các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể phải thực hiện thường xuyên; là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm. Trên tinh thần đó, cấp ủy cơ sở phải xây dựng kế hoạch và quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải đăng ký nội dung học tập, rèn luyện và có phương pháp thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân
12 tháng 2 2019

Hai bài thơ, hai khúc ru nhưng mỗi nhà thơ lại có sự vận dụng khác nhau:
– Ở Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru, vừa có lồi ru trực tiếp của người mẹ. Thực chất hai lòi ru đều của cái tôi trữ tình quyện hòa giữa cảm xúc trữ tình và tự sự. Lồi ru đằm thắm dịu dàng được cất lên từ trái tim nhân hậu, yêu thương của ngưòi mẹ Tà – ôi với công việc lao động, kháng chiến hàng ngày. Tiếng ru được cất lên từ chất hiện thực của cuộc sông gian lao vất vả trong kháng chiến. Vì vậy, trong lời ru của người mọ không chỉ chứa đựng lòi yêu thừơng đôi với con, vối bộ đội, làng bản, đất nước mà còn gửi gắm những khát khao, ưốc vọng qua giấc md của con: mong con khỏe mạnh, khôn lổn, thành người lao động giỏi và được sông trong hòa bình, độc lập. Tiết tấu, nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh mối lạ, tạo nên khúc hát ru dịu dàng, đÀm thắm, lắng sâu. Bài thơ điệp khúc ba lần nhưng không nhàm nhạt, mà cảm xúc phát triển mỏ rộng dần theo không gian, theo tình cảm và ước mơ của ngưòi mẹ.
– Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, tác giả lại vận dụng và khai thác từ hình ảnh con cò trong ca dao, từ lòi hát, lòi ru của bà của mẹ bên cánh võng đế khái quát, nâng cao hình ảnh con cò thành hình tượng người mẹ lam lũ tảo tần. Hình tượng được phát triển qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người. Có điều trong giọng điệu của bài thơ mang đậm màu sắc triết lí, suy tưởng hơn là lòi ru ngọt ngào, tha thiết.

Bên cạnh cái khác biệt có sự đồng điệu:
– Đồng điệu về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lồi ru hầu như dược lặp lại vẹn nguyên, vỗ về, êm ái,…
– Đồng điệu về nội dung, tư tưởng: hai bài thơ đều ngợi ca những người mẹ lam lũ, tảo tần, tấm lòng bao la, hết lòng vi cuộc sống và tương lai hạnh phúc của những đứa con. Đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam – bà mẹ Việt Nam.

11 tháng 2 2019
  • Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái
  • Khác nhau:
    • "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
    • "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái
2 tháng 12 2017

theo mình :từ đầu trong 'đầu súng trăng treo 'chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

3 tháng 12 2017

Phương thức ẩn dụ

25 tháng 8 2018

Giúp mình với mình cần gấp mình cảm ơn

26 tháng 9 2018

Cách kết thúc đó mở ra cho câu truyện 1 kết cục có hậu nhưng đồng thời sau cái lung linh kì ảo đó vẫn còn tiềm ẩn tính bi kịch thông qua câu nói của Vũ Nương “ Thiếp cẩm ơn đức của Linh Phi. Đã thề sống chết vững không bỏ. Đã tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”. Từ đây, tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến mục nát, chế độ nam quyền khắt khe đã vùi dập những người phụ nữ tốt đẹp như Vũ Nương.

11 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

+ Từ lâu đã có nhiều tác phẩm ca ngợi những đức tính đẹp và lối sống giản dị văn minh của Bác Hồ. Và "Phong cách Hồ chí Minh" của Lê Anh Trà là một trong những áng văn ca đó.

Thân đoạn:

- Nội dung của tác phẩm: thể hiện lại lối sống giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác.

- Lối sống văn minh em học từ Bác Hồ:

+ Khiêm tốn, giản dị trong lời sống lời nói và cử chỉ, đối xử yêu thương và bình đẳng với mọi người, tinh thần học tập cầu tiến cao khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville: tự học tiếng nước ngoài, học hỏi những cái tiến bộ của nước bạn đem về nước mình.

+ Tinh thần yêu nước cao đẹp khi dành cả cuộc đời mình để hoàn thành mục tiêu dành lại sự tự do độc lập cho dân tộc Việt, Người đã không ngần ngại bất kỳ việc khó khăn nào mà luôn luôn một lòng cố gắng tìm đường cứu nước dù chỉ có hai bàn tay trắng, cách lãnh đạo tài giỏi ...

- Em thực hiện nó qua việc rèn luyện tính khiêm tốn: không huênh hoang tự cao tự đại với người khác chỉ với chút điểm tốt bản thân làm, tính giản dị: không đua đòi cha mẹ đi học phải quần này áo kia,... tính tự học (tinh thần học tập): buổi tối đúng (?) giờ luôn tự giác ngồi vào bàn học chăm chỉ học không để cha mẹ nhắc nhở .....

+ ......

Kết đoạn:

- Tổng kết lại: Khép lại từ văn bản trên em đã học tập được rất nhiều điều, lẽ phải, lối sống văn minh cần có từ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

27 tháng 9 2018

Mình chỉ giúp bạn luận điểm nha

Luận điểm 1: vũ nương là người phụ nữ có vẻ đẹp cả về ngoại hình và phẩm chất

Nêu ra : nàng có vẻ đẹp hoàn mỹ qua cụm từ tư dung tốt đẹp ,nàng còn có vẻ đẹp phẩm chất yêu chồng thương con , hiếu thảo với mẹ ck , nàng là ng trọng danh dự , biết ơn và sống có lòng vị tha

Luận điểm 2 : số phận của vũ nương

Vũ nương từ nhỏ nghèo khó lớn lên lấy phải ck gia trưởng , khi ck về nàng lại bị vu oan tội ngoại tình , khi xuống nơi làn mây cung nc nàng vẫn nhớ thương ck nhưng k về đc

Luận điểm 3 : liên hệ chung vs ng phụ nữ xưa