K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2022
Ngăn cách trạng ngữ chủ ngữ vị ngữ trong câu
30 tháng 3 2022

ngăn các  cách chủ vị ngữ trong câu

27 tháng 6 2018

a, Con tàu/ chìm dần/, nước ngập/ vào các bao lơn. (CÂU GHÉP)

       CN             VN             CN             VN

b, Tan học/, các bạn trai /còn mải đá bóng/ thì /Mơ/ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.(CÂU GHÉP)

       TN              CN                       VN                CN         VN

c, Nhưng nếu /tôi /thông minh hơn nó,/ thì /nó /cũng có trí nhớ tốt hơn tôi.( CÂU GHÉP)

                       CN          VN                         CN            VN

Con gáiMẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong , Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.   Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm...
Đọc tiếp

Con gái

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong , Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

   Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

   Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: "Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!" Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: "Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!" Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

   Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

  Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

Câu nói của dì Hạnh ở cuối bài ngụ ý gì?

2
16 tháng 8 2021

 Nghĩa là dì Hạnh rất tự hào khi có một đứa cháu như Mơ

25 tháng 4 2024

Ở lớp,em luôn là học sinh giỏi dấu phẩy trong này có tác dụng gì 

 

5 tháng 4 2019

1. Cô quỳ xuống bên Ma-ri -ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên tóc băng cho bạn

\(\Rightarrow\)Tác dụng của cả 2 dấu phẩy: Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

2. Giu-li-ét-ta bàng hoàng về Ma-ri- ô đang đứng trên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió .

\(\Rightarrow\)Tác dụng của cả 2 dấu phẩy: Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

3. Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi.

\(\Rightarrow\)Tác dụng: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

4. Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa.

\(\Rightarrow\)Tác dụng: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

5. Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

\(\Rightarrow\)Tác dụng: Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

P/s: Hoq chắc :<

1.gạch chân dưới các câu ghép trong đoạn văn sau:(1)học trò đã về hết,hoa phượng ở lại một mình.(2)phượng đứng canh gác nhà trường ,sân trường.(3)hè đang đến,mọi nơi đều buồn bã.(4)trường ngủ,cây cối cũng ngủ.(5)chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho sân trường.(6)hoa phượng mưa.(7)hoa phượng khóc.(8)trường tẻ ngắt,không tiếng trống,không tiếng người.(9) hoa phượng mơ, hoa...
Đọc tiếp

1.gạch chân dưới các câu ghép trong đoạn văn sau:

(1)học trò đã về hết,hoa phượng ở lại một mình.(2)phượng đứng canh gác nhà trường ,sân trường.(3)hè đang đến,mọi nơi đều buồn bã.(4)trường ngủ,cây cối cũng ngủ.(5)chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho sân trường.(6)hoa phượng mưa.(7)hoa phượng khóc.(8)trường tẻ ngắt,không tiếng trống,không tiếng người.(9) hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ.(10)ba tháng trời đằng đẵng.(11)hoa phượng đẹp với ai khi học sinh đã đi cả rồi!

3.điền vế câu còn thiếu để tạo thành câu ghép

a)bạn nam đánh đàn còn.....................................................

b)cô giáo kể chuyện,...................................................

c)................................................... còn bố em là bộ đội.

d)...................................................... mà mẹ vẫn chưa về.

 

3
19 tháng 4 2018

1. Học trò đã về hết , hoa phượng ở lại một mình .

    Trường ngủ , cây cối cũng ngủ

    Hoa phượng mơ , hoa phượng nhớ .

3 . a) Câu này điền sai từ rồi , sửa lại thành " Bạn Nam đánh đàn giỏi , ...

Bạn Nam đánh đàn giỏi , bạn còn học rất giỏi .

b) Cô giáo kể chuyện , cả lớp in phăng phắc .

c) Mẹ em là nông dân còn bố em là bộ đội

d) Bố đã về mà mẹ vẫn còn chưa về . 

19 tháng 4 2018

3

a bạn nam đánh đàn giỏi còn hát hay

b cô giáo kể  chuyện còn bọn em chăm chú lăng nghe

c mẹ em là cô giáo còn bố em là bộ đội

d tôi về đến nhà rồi mà mẹ vẫn chưa về

14 tháng 5 2021

Chọn C nha !!

Chủ ngữ: Cả nhà và Mơ

Vị ngữ: Mong và Háo hức

I. Đọc thành tiếng II. Đọc hiểu Cho văn bản sau: HAI MẸ CON     Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.     Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc hiểu
Cho văn bản sau:

HAI MẸ CON

    Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

    Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

    Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.

    Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

    Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.

    Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

    Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (1 điểm):

a,(0,5 điểm) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .... cách ký tên.

A. học cho thành tài để giúp mẹ

B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ

C. học thật giỏi để giúp mẹ

D. học để thành cô giáo và dạy mẹ

b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:

A. Phương thức dậy trễ.

B. Mẹ đưa đi học muộn.

C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.

Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?

Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.

Câu 5 (1 điểm)

a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:

A. Không làm điều gì cả.

B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.

C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.

D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.

b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.

(chăm sóc; săn sóc; trông coi)

Câu 6. (1 điểm)

a. (0,5 điểm)Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?

A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.

B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.

C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.

D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.

b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:

Gió càng to, ...

Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:

259
15 tháng 5 2021

Bạn ơi đề bài là gì v ?

15 tháng 5 2021

ko ranh ok

3 tháng 3 2020

a ; Cô giáo kể chuyện Tấm Càm còn chúng em chăm chú lắng nghe

b; Đêm đã khuya vậy mà mẹ vẫn cặm cụi làm việc 

c ; Mặt trời mọc sương cugx tan dần 

d ; Cả nhà lo lắng vì anh tôi về muộn 

k và kết bạn với thành nói chuyện nha 

4 tháng 6 2020

-Mẹ  : Hôm nay 2 chị em quét nhà và tưới rau hộ mẹ nhé !

-Em : vâng ạ ! Con hứa sẽ làm tốt thật tốt.

-Chị : bọn mình chia nhau ra làm đi ! Em quét nhà còn chị tưới rau nhé !

-Em : Vâng ạ!

-Chị :mẹ ơi mẹ chỉ con cách tưới rau và lấy nước đi ạ!

Nói xong , mẹ giảng giải một cách cẩn thận cho chị rồi chị bắt tay vào công việc.Đang chăm chỉ làm một lúc thì chị mệt , nhờ em lấy hộ cốc nước.Nhưng cậu em đã chạy đi chơi đâu rồi.Thấy nhà đã quét đấy nhưng chưa sạch , lau qua loa.Chị đi tìm em khắp nơi trong nhà không thấy đâu.Mẹ phải đi tìm em .Thì ra em đang đi chơi cùng với lũ bạn.Mẹ gọi em về nhà và trách phạt :

-Tại sao con lại quét nhà qua loa rồi chạy đi chơi như thế ? Như vậy là hư lắm biết không ? 

-Thôi mẹ đằng nào nó cũng còn bé nên hơi hiếu động , mẹ tha cho nó lần này nhé ! -Chị nói

-Thôi được rồi nhưng con phải nhớ là quét nhà sạch , không được chạy đi chơi nữa nhớ nghe chưa ?

-Dạ vâng ạ con xin hứa ! -Em nói