K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018

Từ láy là mơn man , xinh xắn , chờn vờn 

Tác dụng của từ láy là để nhấn mạnh tình trạng , tâm trạng muốn thể hiện

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).

0
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).

0
I.Đọc hiểu:Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà tôi đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõaxuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mái tóc lên và ướm trên tay, bàtôi đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắcsâu vào tâm trí tôi dễ dàng như những đóa hoa, và cũng dịu dàng, rực...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu:
Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà tôi đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa
xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mái tóc lên và ướm trên tay, bà
tôi đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc
sâu vào tâm trí tôi dễ dàng như những đóa hoa, và cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy
nhựa sống. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu
hiến khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ
tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có những nếp nhăn, khuôn mặt của bà
tôi hình như vẫn tươi trẻ. Lưng hơi còng, bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
(M. Go-rơ-ki, Tiếng việt 5, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: So sánh là gì? Tìm hai câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn
trích.
Câu 3: Em hãy xác định đối tượng miêu tả ở đoạn trích trên. Tìm 4 chi tiết
miêu tả đối tượng ấy.
Câu 4: Qua đoạn trích, em thấy tác giả ngầm nhắc nhở, giáo dục chúng ta
tình cảm gì đối với gia đình?

3

Bài giải:

Chiều rộng hình chữ nhật là:

        12 : 4 = 3 ( dm)

Chu vi mảnh tấm bìa đó  là:

        ( 12 + 3 ) x 2 = 30 ( dm)

                 Đáp số: 30dm.

5 tháng 4 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là : miêu tả 

 Câu 2 : So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật khác có nét tương đồng giúp cho hình ảnh so sánh càng tăng thêm sức gợi hình gợi cảm  . Hai câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn trích trên là :  - giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng , nghe như tiếng chuông đồng . - Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có những nếp nhăn , khuôn mặt bà tôi hình như vẫn còn tươi trẻ . 

Câu 3 : Đối tượng miêu tả trong đoạn trích trên là : Bà . 4 chi tiết miêu tả  bà trong đoạn trích trên là : 

- Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp , tươi vui , và ko bao h tắt 

- Lưng hơi còng , bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn 

- Khi bà tôi mỉn cười , hai con ngươi đen sẫm nở ra , long lanh , dịu hiền khó tả 

- Tóc bà tôi đen , dày kì lạ , phủ kín cả hai vai , xõa xuống ngực , xuống đầu gối 

Câu 4 : qua đoạn trích em hiểu tình cảm đối vs gia đình là 

- Pk luôn bt yêu thương gia đình quan tâm nhưng người xung quanh mk , pk luôn cố gắng để gia đình tự hào về bản thân 

- Những nếp nhăn trên gương mặt của bà , của ông , của cha , của mẹ hay những mái tóc bạc thưa lưa thể hiện đc sự hi sinh cao cả sâu sắc vì gia đình con chấu của các baacj trên . Vì vậy pk luôn luôn biết ơn và tự hào về hộ . 

K và kb nếu có thể 

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”

(Văn Linh)

a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.  

HEIP VS

0
BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. 
    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]
   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”
                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì? 
Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?
Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào? 
Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

0
gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng...
Đọc tiếp

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy 

Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.

Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:

- Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành.

Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi và mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đón bà. Tôi thầm nghĩ.

Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không. Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!

Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:

- Bà, hoan hô bà đã lên!

Bà ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:

- Bố cô, sao lớn nhanh thế!

Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.

Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:

- Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.

Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: "Mời gì không mời đi mời cà". Tôi chông chế: "Tại bà thích cà". Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:

- Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cùng phải nếm đấy nhé.

Bà gật đầu:

- Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!

Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai cũng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:

- Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế!

Bố hỏi bà:

- Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?

- Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! - Bà nói rồi quay sang ba chúng tôi: - "Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy".

Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biêt nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên. Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kỳ.

Những bữa cơm như vậy có lẽ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.

0
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳngbao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng.Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sựlợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Nhữngngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia...
Đọc tiếp

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng
bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng.
Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự
lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những
ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn
bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng
phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng
mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

1

Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn là:so sánh.

Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua

Tác dụng: cho thấy sự sắc bén của những chiếc vuốt của dế mèn

25 tháng 8 2016

Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã thăng hoa đến tuyệt mỹ để viết nên những câu thơ tỏa sáng tâm hồn. Ngôn ngữ tác giả sử dụng không cầu kỳ trau chuốt nhưng gợi cảm đến không ngờ. Chất thơ cứ lan tỏa từ những gì bình dị nhất:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấm iu nồng đượm...

Những kỷ niệm tuổi thơ lắng dần. Nếu những khổ thơ đầu là cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ đối với bà thì đến đây, nó đã chuyển sang những suy nghĩ sâu sắc về bà. Từ láy “ lận đận” đặt ở đầu câu cùng biện pháp đảo ngữ gợi lên bao nhọc nhằn, khó khăn và gian truân mà bà đã phải trải qua. Thói quen của bà in hình vào bếp lửa sớm hôm tần tảo để lo cho con, cho cháu. Bà sống âm thầm mà giàu đức hy sinh. Viết được thơ hay như thế, tác giả phải là người cháu có tấm lòng thơm thảo, thấu hiểu và hàm ơn công lao của bà. Nếu có một bếp lửa quê nhà vẫn “ chờn vờn sương sớm” thì cũng có một ngọn lửa tình bà “ ấp iu nồng đượm”. Có lúc hai thứ lửa cùng tách ra, có khi lại hợp cùng nhau. Khi tách ra nó gợi về những kỷ niệm : kỷ niệm về bếp lửa củi rơm,( khói hun nhèm mắt cháu, sống mũi còn cay), kỷ niệm về bếp lửa tình bà. Nhưng khi đã hòa hợp với nhau nó trở thành một thứ tình cảm lạ kỳ. Sống mũi còn cay là cảm giác thực của ngày xưa ngồi bên cạnh bếp lửa bến bà và vẫn là cảm xúc thực hôm nay...
Điệp từ “ nhóm” được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, gợi lại hình ảnh, cảm xúc hiện dần tỏa sáng dần dần. Ngoài gợi tả sự khéo léo làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau, cháy lên, từ “ nhóm” còn gợi sự chi chút của tấm lòng người bà. Như một nốt nhấn trong dòng cảm xúc, nó làm vỡ òa ra bao ý nghĩa, bao hồi tưởng. Bà nhóm ngọn lửa ấm áp của đời sống vật chất và thường nhật trong không gian gia đình ấm cúng. Bà nhóm lửa của “ niềm yêu thương”, của “ nồi xôi gạo mới”, của tình đoàn kết, nghĩa xóm làng.Bà mở rộng tấm lòng nhóm lên ngọn lửa của tình yêu quê hương, đất nước. Ngôn ngữ tuy giản đơn nhưng nó lại gợi ra một điều sâu sắc rằng: Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu bên ngoài mà còn là từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin. Vì thế, bà mới có thể “ nhóm dậy” , khơi dậy ký ức tuổi thơ ngọt ngào nơi người cháu. Bà đã thức tỉnh tâm hồn và sức sống thanh xuân thời thơ ấu để đứa cháu khôn lớn nên người. Bà nhóm ngọn lửa tâm hồn, nhóm lửa cuộc đời để cho cháu sức mạnh trưởng thành. Hình ảnh bà vụt tỏa sáng, lung linh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bên bếp lửa mang đậm bản sắc văn hóa Việt, để cháu phải thốt lên rằng:
Ôi, kỳ lạ thiêng liêng bếp lửa
Câu cảm tác giả sử dụng giúp bộc lộ một cảm xúc trào dâng mãnh liệt đến tận cùng. Cảm xúc trong trái tim tác giả dường như vỡ òa, không thể kìm nén. Từ ngữ được dùng hết sức biểu cảm, từ Bếp lửa được đặt ở cuối câu tạo nên một ấn tượng mạnh, gợi lên bao cảm xúc trong tâm hồn người đọc. “ Kỳ lạ và thiêng liêng” là những từ giàu ý nghĩa biểu tượng và đặc sắc. Bếp lửa “ kì lạ” vì không có gì có thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sưởi ấm và tỏa sáng bất diệt. Và đặc biệt bếp lửa bé nhỏ đơn sơ như vậy nhưng ánh sáng của nó lại có thể soi đường , thắp sáng, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp cho cháu. Bếp lửa “ thiêng liêng”, vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu, là bếp lửa của lòng bà, của tình yêu mà bà luôn giữ trọn , gửi trọn cho cháu., cho quê hương và cho đất nước. Đó là bếp lửa hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất , là tình bà ấm nồng , tình đất nước , không khí thời đại và văn hóa dân tộc. Nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, là nhớ về tình yêu quê hương đất nước, đó là tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn của tác giả và cũng là vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm. Trong đoạn thơ ta không bắt gặp từ “ nhớ”, “ thương” nào nhưng vẫn cảm nhận được xúc cảm rưng rưng của tác giả. Đó chính là tính biểu cảm , gợi cảm mà ngôn ngữ thơ làm được.
Bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương và đất nước. Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với kể chuyện, miêu tả và bình luận. Thành công của Bếp lưả còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, để làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm cảm xúc. Qua sự rung cảm mà từ ngữ đem đến, tác giả nhắc nhở chúng ta bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học “ Uống nước nhớ nguồn” và triết lý : kỉ niệm dẫu nhọc nhằn, vất vả vẫn sẽ là hành trang nâng bước ta đi trên con đường dài rộng của cuộc đời.
Gấp trang thơ lại , bài thơ kết thúc nhưng lòng ta dấy lên bao cảm xúc tốt đẹp : yêu bà, yêu gia đình và yêu quê hương đất nước. Chúng ta càng cảm phục trước một Bằng Việt khéo léo và tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ . Các câu thơ đặc sắc sẽ sáng mãi , ngân mãi trong lòng bạn đọc