\(x^3+ax+b\) chia hết cho đa thức
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2017

Đa thức bị chia có bậc ba, đa thức chia có bậc hai nên thương là một nhị thức bậc nhất, hạng tử bậc nhất là \(x^3:x^2=x\)

Gọi thương là x + c, ta có:

\(x^3+ax+b=\left(x^2+x-2\right)\left(x+c\right)\)

nên \(x^{ }+ax+b=x^3+\left(c+1\right)x^2+\left(c-2\right)x-2c\)

Hai đa thức bằng nhau nên:

\(\left\{{}\begin{matrix}c+1=0\\c-2=a\\-2c=b\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}c=-1\\a=-3\\b=2\end{matrix}\right.\)

Vậy với a = -3; b = 2 thì \(x^3+ax+b\) chia hết cho \(x^2+x-2\) , thương là x - 1

22 tháng 8 2017

Ta có : \(\left(x^3+ax+b\right)⋮\left(x^2+x-2\right)\)

Gọi ( x+k) là thương của đa thức trên .Ta có :

\(\left(x^3+ax+b\right)=\left(x+k\right)\left(x^2+x-2\right)\)

\(=>x^3+ax+b=x^3+kx^2+x^2+kx-2x-2k\)

\(=>x^3+ax+b=x^3+x^2\left(k+1\right)+x\left(k-2\right)-2k\)

Đồng nhất các hệ số ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}k+1=0\\k-2=a\\b=\left(-2k\right)\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}k=\left(-1\right)\\a=\left(-3\right)\\b=2\end{matrix}\right.\)

Vậy : a= (-3) : b= 2

12 tháng 2 2018

bài này có 3 cách:    

  • cách phổ thông:   đặt tính chia như sgk
  • cách 2:  phương pháp hệ số bất định
  • cách 3:  phương pháp xét giá trị riêng

bài này để cho ngắn gọn và tiện trình bày thì mk sẽ lm cho bn cách 3 nha

                                            BL

Gọi thương khi chia    \(x^3+ax+b\)   cho    \(x^2+x-2\) là    \(Q\left(x\right)\) ta có:

        \(x^3+ax+b=\left(x-1\right)\left(x+2\right)Q\left(x\right)\)

Vì đẳng thức đúng với mọi x  nên ta lần lượt thay  x = 1;    x = -2     ta được

\(\hept{\begin{cases}1+a+b=0\\-8-2a+b=0\end{cases}}\)\(\Leftrightarrow\)\(\hept{\begin{cases}a+b=-1\\-2a+b=8\end{cases}}\)\(\Leftrightarrow\)\(\hept{\begin{cases}a=-3\\b=2\end{cases}}\)

Vậy...

19 tháng 10 2019

c) Cách 1:

x^4+3x^3-x^2+ax+b x^2+2x-3 x^2+x x^4+2x^3-3x^2 - x^3+2x^2+ax+b x^3+2x^2-3x - (a+3)x+b

Để \(P\left(x\right)⋮Q\left(x\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(a+3\right)x+b=0\)

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}a+3=0\\b=0\end{cases}\Leftrightarrow}\hept{\begin{cases}a=-3\\b=0\end{cases}}\)

Vậy a=-3 và b=0 để \(P\left(x\right)⋮Q\left(x\right)\)

19 tháng 10 2019

a) 

  2n^2-n+2 2n+1 n-1 2x^2+n - -2n+2 -2n-1 - 3

Để \(2n^2-n+2⋮2n+1\)

\(\Leftrightarrow3⋮2n+1\)

\(\Leftrightarrow2n+1\inƯ\left(3\right)=\left\{\pm1;\pm3\right\}\)

\(\Leftrightarrow n\in\left\{0;1;-2;-1\right\}\)

Vậy \(n\in\left\{0;1;-2;-1\right\}\)để \(2n^2-n+2⋮2n+1\)

19 tháng 11 2020

a) \(x^3+x^2-x+a=\left(x^2-x+1\right)\left(x+2\right)+\left(a-2\right)\).

Đa thức trên chia hết cho \(x+2\) khi và chỉ khi a = 2.

b) \(x^3+ax^2+2x+b=\left(x^2+x+1\right)\left(x+1\right)+\left(a-2\right)x^2+\left(b-1\right)\) chia hết cho \(x^2+x+1\) khi và chỉ khi:

\(\frac{a-2}{1}=\frac{0}{1}=\frac{b-1}{1}\Leftrightarrow a=2;b=1\).

c) Tương tự.

26 tháng 10 2017

Nếu tối chưa có ai làm thì để mình làm cho,bây h mk bận phải đi học r

4 tháng 10 2019

a) Ta có: \(g\left(x\right)=x^2-3x+2\)

                          \(=x^2-x-2x+2\)

                            \(=x\left(x-1\right)-2\left(x-1\right)\)

                           \(=\left(x-1\right)\left(x-2\right)\)

Vì \(f\left(x\right)⋮g\left(x\right)\)

\(\Rightarrow f\left(x\right)=\left(x-1\right)\left(x-2\right)q\left(x\right)\)

\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}f\left(1\right)=\left(1-1\right)\left(1-2\right)q\left(1\right)=0\left(1\right)\\f\left(2\right)=\left(1-2\right)\left(2-2\right)q\left(2\right)=0\left(2\right)\end{cases}}\)

Từ \(\left(1\right)\Leftrightarrow1^4-3.1^3+1^2+a+b=0\)

\(\Leftrightarrow-1+a+b=0\)

\(\Leftrightarrow a+b=1\left(3\right)\)

Từ \(\left(2\right)\Leftrightarrow2^4-3.2^3+2^2+2a+b=0\)

\(\Leftrightarrow-4+2a+b=0\)

\(\Leftrightarrow2a+b=4\left(4\right)\)

Từ \(\left(3\right);\left(4\right)\Rightarrow\hept{\begin{cases}a+b=1\\2a+b=4\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}a=3\\b=-2\end{cases}}}\)

Vậy a=3 và b=-2 để \(f\left(x\right)⋮g\left(x\right)\)

Các phần sau tương tự

15 tháng 3 2021

Gọi H(x) là thương trong phép chia P(x) cho D(x)

P(x) chia hết cho D(x) <=> P(x) = D(x).H(x)

<=> 2x3 + x2 - 2x + 2bx - a - b + 7 = ( x - 1 )( x + 2 ).H(x) (*)

Thế x = 1 vào (*) ta được -a + b + 8 = 0 <=> -a + b = -8 (1)

Thế x = -2 vào (*) ta được -a - 5b - 1 = 0 <=> -a - 5b = 1 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ \(\hept{\begin{cases}-a+b=-8\\-a-5b=1\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}a=\frac{13}{2}\\b=-\frac{3}{2}\end{cases}}\)

Vậy ...