Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình nghĩ là :
a, biện pháp so sánh
tác giả đã lược bỏ từ ngữ so sánh
b , biện pháp ẩn dụ
tác giả đã coi bác giống như mặt trời trong lăng
mình chưa chắc đã đúng ko nữa
Bài đầu tiên:
Phép tu từ: liệt kê.
Điểm gặp gỡ chủ đề: phong cảnh, Bác,...
Bài thứ hai:
Phép tu từ: điệp từ, ẩn dụ,..
điểm gặp gỡ chủ đề của bài 2 là ji vậy bạn ad cho miik đi #Huỳnh Châu Giang
a , sử dụng biện pháp so sánh nhé
thầy mình nói : câu đã lược bỏ từ chỉ so sánh bác với những thứ rộng lớn
b, mình nghĩ là sử dụng biện pháp ẩn dụ
tác giả đã ản dụ bác giống như mặt trời rất đỏ trong lăng
chúc bạn hok tốt nhé !!!!!
mình cũng chưa biết mình có làm đún ko nữa
Lâu nay, thơ văn trong và ngoài nước viết về Bác Hồ kính yêu của chúng ta nhiều không kể xiết. Các nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác với tâm huyết và tình cảm chân thành, trang trọng nhất. Trong số thơ văn ấy, phải nhắc tới bài Viếng lăng Bác đầy xúc động của nhà thơ Viễn Phương:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Đọc ngay đoạn mở đầu, lòng em đã thấy bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính của một hình ảnh vô cùng quen thuộc, đó là hàng tre:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng.
Nói đến hàng tre bát ngát là nói đến quê hương và con người Việt Nam với biết bao đức tính cao quý và trong sáng. Nói đến hàng tre là chúng ta nghĩ ngay đến ngôi nhà thân yêu, tuổi thơ đầm ấm, lời ru của mẹ dịu dàng, ấm áp, tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè dưới bóng tre làng. Hình ảnh hàng tre xanh xanh bát ngát là khúc nhạc dạo đầu để nhà thơ đưa chúng ta đến bao suy tưởng mênh mông hơn:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Vầng trăng, trời xanh… những hình ảnh kì vỹ rộng lớn nối tiếp xuất hiện làm em không khỏi xúc đọng. Em chợt hiểu rằng nhà thơ phải kính yêu Bác đến mức nào mới sử dụng được nhuần nhuyễn hài hòa các hình ảnh ấy.
Cái nhói tim của tác giả là nỗi đau của biết bao con người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Ước nguyện gặp Bác của tác giả giờ không thể thực hiện được. Bác mãi mãi ra đi để lại trong lòng người con miền Nam niềm thương tiếc khôn nguôi. Đứng trước lăng mà lòng con bồi hồi, xúc động, xen lẫn nỗi đau mất mát. Sự chân tình, mộc mạc của người miền Nam đã thể hiện rất rõ trong từng lời thơ.
Đứng trước hình bóng Bác, nhà thơ như không muốn quay đi. Thực tế là con phải về, mai về. Ở miền Nam xa xôi rồi con sẽ rất nhớ Bác. Chính vì thế mà tác giả muốn hóa thân thành những hình tượng gắn liền với nơi Bác đang ngon giấc, để ru cho Bác ngủ giấc ngủ ngàn thu:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bồng hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiểu chốn này.
Ước nguyện của nhà thơ cũng là ước nguyện của mọi người dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam. Thương Bác, nhớ Bác nên lòng con không muốn rời xa Bác. Đó là một tình cảm thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre, kết thúc bài thơ cũng có hình ảnh cây tre. Phải chăng cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam, cho cuộc đời đầy gian truân nhưng thật vĩ đại của Bác? Nếu ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người, thể hiện rõ ý chí và nguyện vọng của Người, thì ở câu thơ cuối, vận động của ý thơ lại theo chiều ngược lại. Từ sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên canh Bác, nhà thơ đi đến những hình ảnh cụ thể, thể hiện ý đó, nào con chim hót quanh lăng Bác, nào đóa hoa tỏa hương đâu đây và cuối cùng là làm cây tre trung hiếu chốn này.
Bài thơ Viếng lăng Bác thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả. Bài thơ tưởng kết thúc trong sự xa cách về không gian đâu ngờ lại tạo nên sự gần gũi trong tình cảm và ý chí. Người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Như thế cuộc ra thăm lăng Bác của những con người miền Nam đâu có kết thúc.
Tham khảo nha em:
- Hình ảnh ẩn dụ
⇒ ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
Tham khảo nha em:
Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ. Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.
Câu trả lời hay nhất: tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ
tk mik nha
Biện pháp ẩn dụ trong 2 câu thơ trên là " mặt trời"
- Tác dụng của biện pháp ẩn dụ đó là :
Tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước để nâng cao giá trị hình tượng so sánh . Mặt trời biểu tượng cho chân lí , cho sự ánh sáng vĩnh cữu tất yếu của cuộc sống . Tác giả ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cữu ấy . Qua đó thể hiểu được đối tượng mà nhà thơ so sánh . Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của tác giả đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ.
Học tốt!
a) Ẩn dụ : mặt trời trong lăng rất đỏ
Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một câu ẩn dụ.Tác giả đã dùng từ Mặt trời để chỉ Bác Hồ-vị lãnh tụ của dân tộc.Người soi sáng dẫn đường chỉ đổi cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nè lệ tối tăm đi tới tương lai độc lập ,tự do,hạnh phúc.với nghệ thuật ẩn dụ trên đã thể hiện được lòng kính yêu,sự biết ơn,niềm tự hào của nhà thờ.
b) So sánh "dòng sông lặng ngắt" với (lặng) "như tờ"
Phép so sánh : "lặng ngắt như tờ " làm nổi bật được không gian êm đềm tĩnh lặng, im ắng của một vùng sông nước vào khuya (Bác Hồ sáng tác bài thơ này khi đang "Đi thuyền trên sông Đáy") đầy trữ tình, lãng mạn và sinh động với cảnh "sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo"
c) Nhân hóa : nghiên sầu
Sử dụng phép nhân hóa "nghiên sầu" dùng để diễn tả cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả những vật vô tri vô giác
d)
- So sánh: Sương trắng so sánh với giọt sữa. Hiệu quả:
+ Tạo sự sinh động cho hình ảnh.
+ Nhấn mạnh dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.
- Nhân hóa: : Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên, làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết.
- Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh”: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.
=> Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…