K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3 :

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

24 tháng 7 2019

C1:

+Nêu: So sánh : Đất nước với vì sao

+Tác dụng: Biện pháp tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.

C2:

-Nêu: Ẩn dụ : Hàng tre

-Tác dụng: "Hàng tre” quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ. Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong "bão táp mưa sa". Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.

C3:

-Nêu: Nhân hóa : Sông điệu , mặc áo lụa

-Tác dụng:

Các hình ảnh đó gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc ở đây cũng đẹp. Đó là màu đào của nắng mới lên, màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.Qua đó ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê.

8 tháng 8 2023

BPTT nhân hóa: "Dòng sông mới điệu làm sao", "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"

Tác dụng: làm hình ảnh con sông trở nên sống động, đặc sắc, có hồn hơn đồng thời thể hiện nên dáng vẻ sông một cách gần gũi hơn với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu giá trị gợi hình gợi cảm hơn.

BPTT so sánh: "Áo xanh sông mặc như là mới may."

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh và vẻ đẹp của con sông mới mẻ, nước sông trong đồng thời giúp người đọc dễ hình dung được cảnh sắc của sông. Qua đó câu thơ già sức gợi hình gợi cảm hơn.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:     Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha     Trưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới may     Chiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng     Đêm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên...Câu 1:Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trênCâu 2:Bài thơ miêu tả vẻ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

     Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt tha     Trưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới may     Chiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng     Đêm thêu trước ngực vầng trăngTrên nền nhung tím trăm ngàn sao lên...

Câu 1:Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trên

Câu 2:Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua những thời điểm nào?Tác dụng

Câu 3:Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật nào?Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật ấy

Câu 4:Nêu cảm nhận chung của em về nội dung bài thơ

Câu 5:Từ hình ảnh dòng sông quê hương trong bài thơ trên ,em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người

1
2 tháng 2 2021

Câu 1: thể thơ: lục bát; ptbđ: miêu tả

Câu 2: Bài thơ tả dòng sông theo trình tự thời gian : từ sáng đến tối .

Câu 3:

Nhân hóa: Nắng: mặc áo lụa đào

                      Sông: mặc áo xanh

    Tác dụng: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.

Câu 4: Nội dung : Vẻ đẹp của dòng sông

24 tháng 4 2021

batngo

10 tháng 7 2017

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

2 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

 

- Nói giảm nói tránh "đã đi rồi sao"

-> Tránh cảm giác buồn đau

- Hoán dụ "Miền Nam"

Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm của những người dân miền Nam dành cho Bác

2 tháng 8 2021

2 dòng cuối em có thể bỏ đi nhé, chúc em học tốt <3

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc 

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 

a, Đọc đoạn thơ đc vt theo thể  thơ nào 

=> Thể thơ tự do (mới)

b, xác định và chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trog đoạn thơ trên

=>   Nhân hóa: soi tóc những hàng tre

- So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

=> Lamg  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh dòng sông êm dịu,mượt mà. Làm bức tranh phác hoạ hình ảnh con sông trở nên sinh động

c, Câu " Quê hương tôi cs con sông xanh biếc " thuộc kiểu câu j .Xét mục đích nói

=> Thuộc kiểu câu trần thuật MĐN : Trình bày

d, Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ nào của nhà Tế Hanh mà em đã đc học trog chương trình ngữ văn 8.Hãy chỉ ra nhưng điểm tương đồng giữa câu thở trên vs bài thơ đó 

=>  Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ : Quê Hương của Tế Hanh

- Điểm tương đồng : 

Tác giả đều viết về quê hương

Sử dụng các bptt: nhân hoá,ẩn dụ

Dùng thể thơ tự do

9 tháng 7 2018

Các biện pháp tu từ :Nhân hoá

- Dòng sông - điệu

- Dòng sông - mặc áo

Cách nói "clòng sông mặc áo" là một cách nói hay, duyên dáng, nên thơ. Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm trong một đêm ngày, không tĩnh tại, đơn điệu. Hay vì dòng sông được nhân hóa, trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Hay vì cách quan sát, cách miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác, tinh tế nên đã tạo nên chất thơ.

9 tháng 7 2018

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

....

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

a) Biện pháp tu từ: so sánh ( như )

Tác dụng : Phép so sánh đã cho thấy được cái tình nghĩa thủy chung của chung của con người với mặt trăng và với những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ vẫn luôn khắc khoải trong tâm thức, rưng rưng đọng thành những dòng lệ.

b) Biện phép tu từ: Hoán dụ ( trái tìm )

*Thật ra, từ "trái tim" có thể nêu là phép ẩn dụ cũng không sai em nhé.

Tác dụng: Trái tim ở đây nằm bên trái, giống như người chiến sĩ ngồi trong xe bên trái tay lái vậy, chỉ cần người chiến sĩ với sự mãnh liệt và tình thần yêu nước sẽ luôn thẳng tiến trên con đường giải phóng dân tộc. Trái tim là vật để chỉ toàn thể cả đội ngũ chiến sĩ lái xe không kính, một phép hoán dụ tinh tế mà mang cả hiện thực lẫn nhân văn.

 

29 tháng 8 2016
  • Xác định biện pháp tu từ:
    • Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son
    • So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
  • Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ 
    • Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh "sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa"; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng "uốn mình" của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh "đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh".
    • => Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà.
26 tháng 11 2017

dài thêm một xí đi

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già....
Đọc tiếp

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi.

Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

Giúp mình trả lời vơiz. Please!!!!!

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Miêu tả hình ảnh mẹ thân yêu và tình cảm của con dành cho mẹ

4. - mẹ bình dị, thân thuộc

- Mẹ là bến đỗ, là bạn tâm giao

- Mẹ luôn là ánh sáng, cho con động lực.