K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2019

Gợi ý:

-Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934 , là con của một gia đình người H`mông tại xã Phú Nhung ,huyện Tuần Giáo ,tỉnh Lai Châu ( nay là tỉnh Điện Biên ), miền Bắc Việt Nam.

Vừ A Dính là con thứ ba của Vừ Chống Lầu ( sinh năm 1899 ) và bà Sùng Thị Plây (Sinh năm 1901 ) Gia đình Vừ A Dính là cơ sở của cách mạng Việt Minh tại huyện Tuần Giao .Năm 13 tuổi , Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vậy. Sử sách ghi lại rằng , một hôm vừa đi công tác về, anh bị quân đội thực dân Pháp vậy bắt, đánh đập giã man, bắt chỉ đường đi bắt cán bộ và đồng bào.

Vừ A Dính bày mưu bắt chúng khiêng đi một ngày đường để trở lại nơi cây đào là điểm xuất phát mà chẳng tìm được gì .Căm tức, giặc treo Vừ A Dính lên cành đào và sử bắn .Hôm ấy là ngày 15-6-1949.Vừ A Dính đã anh dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Khi chưa tròn 15 tuổi .KhócKhócKhóc

Ghi công của người anh hùng Vừ A Dính

*-Đảng CS Việt Nam và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân .Tấm gương hy sinh anh hùng bất khuất của Vừ A Dính đã đi vào sử sách :

*-Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc.

-Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính

*-Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

*-Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành).

*-Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ ViệtNam. Tên của Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều chi đội, liên đội và nhà trường trong cả nước.

*-Theo đề xuất của báo Thiếu niên Tiền phong Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số cả nước. Ngày 5 tháng 3 năm 1999 , tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ học bỏng Vừ A Dính , đã chính thức ra mắt và trao học bổng đầu tiên cho 240 học sinh dân tộc thiểu số.

*-Năm 1999 , Quỹ đã vinh dự nhận được thư chúc mừng của đồng chí Nông Đức Mạnh, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội. Và đồng chí cũng đã trực tiếp trao tặng học bổng Vừ A Dính cho 60 em thiếu nhi các dân tộc 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc và tỉnh Nghệ An quê hương Bác Hồ tại phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dịp kỷ niệm 55 năm Quốc khánh – ngày 25 tháng 8 năm 2000

12 tháng 1 2019

Vừ A Dính– mộtngười anh hùng tuổi nhỏ chí lớn đã để lại cho em rất nhiều cảm xúc. Anh là một vị anh hung trẻ, là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Anh đã hi sinh mình để bảo vệ vì đất nước. Năm 13 tuổi – một lứa tuổi còn rất rất trẻ,đang ở trong độ tuổi ăn, học và chơi vậy mà anh Vừ A Dính đã làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối, lương thực cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây. Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện để gia nhập bộ đội Việt Minh. Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng anh Vừ A Dính vẫn rất lạc quan và yêu đời. Anh Dính rất ham học và học rất khá. Lúc nào trong ngực túi áo của anh Dính cũng luôn luôn nhét cuốn sách để mỗi lúc rảnh thì lại tranh thủ học. Anh Dính đã học, đọc và viết chữ cực kì thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ của anh Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo. Trong 1 lần liên lạc, quânLê dương Pháp vây bắt được anh và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở củacán bộ Việt Minh. Anh Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên một cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh đã hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi.Anh Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế rất hiên ngang mà không một chút nào run sợ. Cuộc đời của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của anh Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chúng em thực sự rất tự hào và biết ơn sự hy sinh anh dũng, cao cả của anh hung liệt sĩ người dân tộc H'Mông nhỏ tuổi Vừ A Dính. Mặc dù anh đã hi sinh nhưng tấm gương của anh vẫn luôn khắc giữ trong lòng mỗi con dân Việt Nam, tấm gương của anh đáng để thế hệ trẻ noi theo dể bảo vệ Tổ Quốc. Anh Vừ A Dính đã trở thành biểu tượng dũng cảm,sự gan dạ, thông minh và mưu trí của thiếu niên các dân tộc anh em. Anh Vừ A Dính là một người anh hùng, một người chết cho dân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Anh Vừ A Dính sẽ luôn luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo từng năm tháng không bao giờ phai.

Chú ý : Trước hết mình xin lỗi vì mình đăng không đúng chủ đề , mình xin lỗi nhiều . Nhưng các bạn và các thầy cô giáo giúp mình với nhé ! Đừng trừ điểm hỏi đáp của mình nha ! Mình cần gấp lắm ạ .1 . Em hãy kể tên những người " Anh hùng tuổi nhỏ chí lớn " trong lịch sử đất nước mà em biết .2 . Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Viêt Nam...
Đọc tiếp

Chú ý : Trước hết mình xin lỗi vì mình đăng không đúng chủ đề , mình xin lỗi nhiều . Nhưng các bạn và các thầy cô giáo giúp mình với nhé ! Đừng trừ điểm hỏi đáp của mình nha ! Mình cần gấp lắm ạ .

1 . Em hãy kể tên những người " Anh hùng tuổi nhỏ chí lớn " trong lịch sử đất nước mà em biết .

2 . Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Viêt Nam trong thời kì lịch sử nào của đất nước ta ?

3 . Anh hùng liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta ?

4 . Anh Vừ A Dính hi sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào ? Em hãy kể tên những cuốn sách , những bài hát về anh Vừ A Dính mà em biết ?

5 . Quỹ học bổng mang tên anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính thành lập vào ngày tháng năm nào ? Do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của quỹ ? Chủ tịch quỹ học bổng Vừ A Dính là ai ?

6 . Quỹ học bổng Vừ A dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh , sinh viên nào ?

7 . Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của quỹ học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay ?

8 . Anh hùng liệt sicx thiếu niên Vừa A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống " tuổi nhỏ chí lớn " của thanh niên Việt Nam . Em hãy viết những cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ , hành động và ước mơ ( bài viết tối đa 500 từ ) .

2
15 tháng 12 2018

Xin lỗi vì mk ko trả lời Nhưng mà bạn phải đăng có liên quan tới toán,tiếng việt,tiếng.A

16 tháng 12 2018

Đường Thúy An : Mình xin lỗi trên rồi mà bạn , bạn đọc lại đi chớ đừng bóc phốt mình vô duyên dị chớ bạn .
 

8 tháng 1 2019

TÓM TẮT VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TUỔI TRẺ VỪ A DÍNH

Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Chúc bạn học tốt ~

Bài làm

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Dù chỉ mới 13 tuổi nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt và bị bắn trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Với tinh thần ham học, kiên cường bất khuất của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

# Chúc bạn học tốt #

28 tháng 1 2019

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn nhất của dân tộc ta. Trong hai cuộc kháng chiến đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.

Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được gia đình giáo dục lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Chính những bài học ấy đã đi sâu vào trong tâm trí anh, là động lực để cho anh hoạt động cách mạng từ khi còn rất nhỏ. Mới mười ba tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng sáu năm 1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét. Vừ A Dính là một trong những liên lạc viên nhỏ tuổi nhất của đội ngũ kháng chiến của Tuần Giáo. Trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Địch đã tra tấn và bắt anh khai ra địa điểm của căn cứ đóng quân của Việt Minh, nhưng anh chỉ trả lời đúng một câu “không biết”. Giặc Pháp lúc ấy đã điên cuồng xả súng vào anh khiến anh hi sinh khi vừa tròn mười lăm tuổi. Anh đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương anh hùng hạng Ba.

Cũng như những người anh hùng thiếu niên khác, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh. Chúng em đã được nghe kể về tinh thần hiếu học của anh khi các đồng đội của anh đã kể lại rằng, mặc dù trong gian khổ của cuộc kháng chiến, kề cận với bao nguy hiểm nhưng anh vẫn luôn luôn rèn giũa cho mình tinh thần học hỏi với một quyển sách luôn được giữ trong túi áo.

Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Chính các anh là người đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp vô tận từ trong suy nghĩ của mình. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của anh đã truyền cho chúng em những nguồn cảm hứng để chúng em biết tự hào về dân tộc của mình.

Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Được sinh ra trong hoàn cảnh đủ đầy, được sống trong nền hòa bình dân tộc, được trang bị những hành trang học tập tốt nhất, nhưng đôi khi chúng em vẫn bị xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính, dù trong hoàn cảnh gian khó đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Nếu như anh gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước quân thù xâm lược thì ở thế hệ chúng em, chúng em lại gánh trên mình trách nhiệm lớn lao là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm đó, chúng em không ngừng cố gắng hành động để hoàn thiện bản thân mình, trở thành một lớp thiếu niên có ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Anh hùng Vừ A Dính hi sinh khi mới vừa mười lăm tuổi. Với số tuổi của mình, anh có lẽ là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh trên chiến trường kháng chiến. Thế nhưng, anh lại để lại cho chúng em nguồn sức mạnh động lực to lớn vô vàn. Những ước mơ của anh đang còn dang dở, ước mơ được đi học, được vui chơi, được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Noi gương anh, chúng em cũng luôn luôn học tập theo tinh thần bất khuất của anh

Chúng em ngày nay được sống trong nền hòa bình độc lập. Chúng em sẽ phải luôn cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, và không phụ lòng mong mỏi của anh. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.

                    tk cho mình
13 tháng 1 2019

Kim Đồng là một tấm gương sáng để các em nhi đồng noi theo

Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng và em mong ước sẽ học thật giỏi để làm đàn em của anh Vừ A Dính 

20 tháng 1 2019

- Anh hùng Nông Văn Dền (tức Kim Đồng, 1929 – 1943) là người dân tộc Tày, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Anh hùng Vừ A Dính (1934-1949) sinh ra trong gia đình người Mông ở tỉnh Lai Châu.

- Anh hùng Võ Thị Sáu (1933-1952) sinh ra trong gia đình nghèo ở tỉnh Bà Rịa.

- Anh hùng Dương Văn Mạnh (1930 - 1944) là người dân tộc Kinh, quê ở ấp Tây, xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Anh hùng Dương Văn Nội (1932 – 1947) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

- Anh hùng Hoàng Văn Thọ (1932 – 1947) là người dân tộc Tày, quê ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Anh hùng Nguyễn Minh Trung (1934 - 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

- Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

- Anh hùng Nguyễn Đăng Lành (1935 – 1949) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

- Anh hùng Phạm Ngọc Đa (1938 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

- Anh hùng Lưu Quý An (1940 – 1953) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Anh hùng Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Sài Gòn.

- Anh hùng Trần Hoàng Na (1949 – 1962) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ.

- Anh hùng Phạm Thị Đào (1954 - 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Anh hùng Phạm Văn Ngũ (1954 – 1970) là người dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Bến Lức tỉnh Long An.

- Anh hùng Hồ Văn Nhánh (1955 – 1968) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, h uyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

- Anh hùng Nguyễn Văn Đức (1956 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Anh hùng Nguyễn Văn Kiến (1958 – 1971) là người dân tộc Kinh, quê ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

20 tháng 1 2019

1/Vừ A Dính

2/Kim Đồng

24 tháng 2 2019

đã đi thi rồi mà còn hỏi người khác viết cho mình thế thi làm j nữa

5 tháng 10 2021

ban tổ chức bt là sẽ phạt đó

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019, Viết một bức thư về người hùng của em, người hùng là ông nội

 

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

Nguyễn Thanh Hương

23 tháng 2 2019

Hà Nội ngày 1/1/2019

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ viết cho các bạn một lá thư giới thiệu về một người hùng trong lòng mình đó là bà ngoại đáng kính mà mình yêu mến bấy lâu.

Mình lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng mình lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho. Bà ngoại chính là người mình vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho mình vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên.

Bà ngoại của mình năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Mình rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn mọi người bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy.

Bà ngoại tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà lại làm cho mình những món ăn thật ngon như thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt... Không những vậy, bà còn dạy mình làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì mình đều cảm thấy rất vui.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ bận công tác nên mẹ đã gửi mình cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho mình vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy mình những điều hay lẽ phải và kể cho mình thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị.

Bà hay kể cho mình về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn... Những câu chuyện của bà gắn liền với những ký ức tuổi thơ của mình.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà mình có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan... Bà rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn.

Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả... Bà luôn nói với chúng mình nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của mình dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những ký ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho cháu con.

Mình mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho.

Chào các bạn!

Phương Nhi