K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2017

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

20 tháng 11 2017

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

4 tháng 10 2016

Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. 
 

5 tháng 1 2018

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù đã mười ba tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyên tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rồi khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích mắt làm sao? Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gi đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà ông bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả ở bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, ông bà nội vui mừng ra đón. Em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon lành cùng ông bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muôn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày đã bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng nên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khoẻ mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ điều vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô... lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. Chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuôi tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.


 

5 tháng 1 2018

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù đã mười ba tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyên tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rồi khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích mắt làm sao? Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gi đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà ông bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả ở bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, ông bà nội vui mừng ra đón. Em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon lành cùng ông bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muôn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày đã bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng nên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khoẻ mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ điều vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô... lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. Chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuôi tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.



 

12 tháng 2 2019

từ so sánh là từ mik bôi đen nhớ là 3 cái nha

ời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng như một ban nhạc đầu hạ Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi  “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.

Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.

21 tháng 2 2018

Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo lắng, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.

21 tháng 2 2018

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo lắng, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
 

6 tháng 10 2018

bạn có thể đánh chữ có dấu dc ko?

27 tháng 9 2019
  • cau ca dao nay sang tac ra de khuyen chung ta dung nen nghe theo nhung loi nguoi ta noi ma van lam viec ma minh dang lam .cau ca dao nay la mot van ban 
  • co . vi van ban la mot chuoi loi noi mieng hay bai viet co chu de thong nhat
  • co
  • co . thanh giong, su h ho guom ,so dua , em be thong minh , ...
15 tháng 4 2020

Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

 tk cho mk nha :)))))