Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân đó là : quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Ông bà thường ra đồng vào lúc sáng sớm, trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ không để cho đất nghỉ, cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
Ngày xửa ngày xưa nhà nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi cha mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng đã vơ vét hết tài sản và chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn.
Người em được chia tài sản đã không một lời phàn nàn, dựng túp lều gần cây khế. Hàng ngày, người em chăm bón cây khế và làm thuê kiếm tiền nuôi thân.
Cây khế cứ lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả. Vì vậy người em mừng lắm.
Một hôm, bỗng dưng có con chim lạ từ đâu bay tới cây khế và ăn khế của người em. Thấy vậy người em buồn lòng than thở với chim. Chim lạ đáp lại “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Mấy hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em từ trên cao ngắm nhìn hòn đảo và lấy vàng chỉ đầy túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về.
Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được đổi lấy thóc lúa để giúp đỡ những người khó khăn trong làng.
Thấy vậy, người anh sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình để lấy cây khế của người em. Người em một lần nữa không phàn nàn và đồng ý đổi cho anh.
Năm ấy cây khế cũng sai trĩu quả chim lạ cũng đến ăn. Người anh cũng than thở khóc lóc. Chim đáp lại và hứa mang đi lấy vàng.
Bản chất tham lam, người anh liên bảo vợ may túi sáu gang để đựng được thật nhiều vàng.
Mấy hôm sau chim lạ đến đón người anh và đưa người anh đến hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người anh đã lấy đầy chặt vàng bạc trên đảo vào chiếc túi sáu gang mình mang đi.
Trên đường trở về, vì phải chở nhiều vàng bạc lại bay ngược gió, chim lạ mỏi cánh. Chim giục người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh nhất quyết không nghe.
Chim phượng hoàng bực tức, không chịu nổi sức nặng nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển. Thế là hết đời kẻ tham lam.
a) Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
- Cây hoa biết ơn ông lão vì ông đã cứu sống và hết lòng chăm sóc nó.
b) Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở ra những bông hoa thật to và lộng lẫy.
c) Về sau, cây hoa xin Trời điều gì ?
- Về sau, cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp lấy hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
d) Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm ?
- Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, khi đó ông lão không phải làm việc mới có thời gian thưởng thức hương thơm của hoa.
-Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 2 điểm
-Viết đúng chính tả (hoặc mắc 1 lỗi) được: 2 điểm. Nếu sai từ 2 đến 3 lỗi được: 1,5 điểm.
a) Một con vật:
- Chú mèo bắt chuột, ngăn không cho chúng phá kho thóc của người nông dân.
b) Một đồ vật:
- Chiếc máy tính giúp bố mẹ tìm kiếm các thông tin hữu ích.
c) Một loài cây hoặc một loài hoa :
- Hoa phượng nở cháy cả mùa hè, tô điểm cho các con phố, báo hiệu cho chúng em mùa thi đã đến.
Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu đó là: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
Những quả lạ xuất hiện trên cây rất nhanh : Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.
Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn ấy.
Bộ sách Truyện Dân Gian Thế Giới gồm 6 câu chuyện dân gian trên khắp thế giới, với những nội dung mới lạ đề cao những đức tính tốt đẹp mà con người nên trau dồi học hỏi, nên nghĩ kỹ trước khi làm, nên sống trung thực, nên tự mình làm việc không ỷ lại vào ai khác... Câu chuyện Cây Sự Sống là một truyện kể dân gian đậm chất Amazon. Người dân trong ngôi làng vùng Amazon học được một bài học quan trọng về việc tôn trọng tự nhiên và hiểm họa khi trở nên quá tham lam.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ
Chuyện kể rằng, ở một ngôi chùa trong một sơn cốc, có một tiểu hòa thượng hết sức chăm chỉ, bất kể là đi hóa duyên, hay xuống bếp rửa rau, cậu từ sáng đến tối bận rộn không ngừng nghỉ. Tuy vậy, nội tâm tiểu hòa thượng lại rất giằng xé, điều này khiến vành mắt cậu trở nên ngày càng đen. Cuối cùng, khi không nhịn được nữa, cậu tìm đến sư phụ của mình.
Tiểu hòa thượng hỏi vị thiền sư : “Thưa Sư phụ, bất kể đều gì con cũng làm được nhưng sao tâm con lại cảm thấy mệt mỏi thế này. Nguyên nhân là tại sao ạ?”
Thiền sư trầm tư một lúc, nói: “Con hãy mang cái bát ngày thường dùng để hóa duyên đến đây”.
Tiều hòa thượng liền đem bát tới.
Thiền sư nói: “Hãy để bát ở đây. Con đi lấy giúp ta vài quả óc chó, và bỏ đầy bát này nhé”.
Tuy không hiểu được dụng ý của sư phụ, nhưng tiểu hòa thượng vẫn làm theo lời thầy. Cậu đem rất nhiều quả óc chó đến, khoảng chừng mười quả và xếp đầy bát.
Thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Con còn có thể cho thêm quả óc chó vào bát được nữa không?”
Tiểu đồ đệ đáp: “Không thêm được nữa thầy ạ, bát này đã đầy rồi, lại cho thêm vào nữa thì nó rơi hết ra ngoài mất”.
〝Vậy con bốc thêm ít gạo qua đây. 〞
Tiểu đồ đệ lại mang tới một ít gạo. Cậu rót gạo vào bát dọc theo khe hở giữa những quả óc chó, rốt cuộc lại có thể cho được rất nhiều gạo vào, cứ rót nữa cho đến khi gạo bắt đầu rơi ra, tiểu đồ đệ mới ngừng. Bất chợt, dường như có điều gì lóe lên trong đầu cậu bé: ” À, thì ra vừa rồi bát vẫn chưa đầy. 〞
“Bát đã đầy chưa con?”.
“Đầy rồi thầy ạ”.
“Con lại lấy một ít nước tới đây”.
Tiểu hòa thượng lại đi lấy nước, cậu lấy một gáo nước đổ vào trong bát, sau khi đổ vào nửa gáo nước, lần này ngay cả khe hở trong bát cũng đều bị lấp đầy hết cả.
Thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Lần này đầy chưa?”.
Tiểu hòa thượng nhìn thì thấy cái tô đã đầy rồi, nhưng cũng không dám trả lời, cậu không biết có phải là sư phụ còn có thể cho thêm đồ gì vào nữa hay không.
Thiền sư cười nói: “Con lại đi lấy một muỗng muối qua đây”.
Ông lại cho muối hòa tan vào trong nước, một chút nước cũng không có tràn ra.
Tiểu hòa thượng lại ngộ ra điều gì đó.
Thiền sư hỏi cậu: “Con nói xem cái bát này nói lên điều gì?”
Tiểu hòa thượng nói: “Con biết rồi, điều này nói lên rằng chỉ cần tận dụng, xử lý thời gian hiệu quả, thì luôn sẽ có đủ thời giờ để dùng”.
Thiền sư cười và lắc đầu nói: “Đó không phải là điều ta muốn nói với con”.
Tiếp đó, thiền sư lại đổ ngược những thứ trong bát ra một cái chậu, để lại một cái bát rỗng không. Ông chậm rãi thao tác, vừa đổ vừa nói: “Vừa rồi chúng ta cho quả óc chó vào trước, bây giờ chúng ta làm ngược lại, xem thử sẽ thế nào?”. Ông trước tiên cho một muỗng muối vào, sau đó rót nước vào, sau khi rót đầy rồi, lại cho gạo vào trong bát. Nước đã bắt đầu tràn ra ngoài, sau khi bát đựng đầy gạo rồi, thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Con xem, bây giờ trong bát còn có thể thả thêm quả óc chó vào không?”.
Ông tiếp tục: “Nếu như cuộc đời con là một cái bát, khi trong bát tất cả toàn là những chuyện nhỏ như hạt gạo này, thì quả óc chó lớn của con làm thế nào để vào đây?”.
Tiểu đồ đệ lần này mới hoàn toàn hiểu rõ.
Ví dụ của vị thiền sư muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? Thực ra, ông muốn nói rằng, nếu như cả ngày bôn ba, vô cùng bận rộn, nhưng không việc gì có thể làm ta thoải mái, thế thì, chúng ta cần phải nghĩ một chút: “Chúng ta thực sự đã đưa quả óc chó vào bát trước tiên chưa? Làm thế nào có thể phân biệt đâu là quả óc chó, đâu là hạt gạo?”. Đời người rất hữu hạn. Trong hành trình sống, nếu người ta để tâm vào những việc không cần thiết mà quên mất đi thực hiện những thứ không quan trọng, thì anh ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị. Nếu người ta muốn cuộc đời vui vẻ, thoải mái, thì cần xác định quả óc chó của mình là việc gì, đời sống chắc chắn đơn giản thư thả. Khi dành thời gian cả đời sa vào các hạt gạo, muối, nước, để tâm những sự việc nhỏ nhặt này, thì anh ta sẽ không thể đưa quả óc chó vào được nữa.
Nếu cuộc đời là chiếc bát rỗng, vậy bạn sẽ bỏ cái gì vào trước tiên?