Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gửi loài người !
Tôi là Diệp,tôi là một lá thư du hành xuyên thời gian.Mình có thể đi từ quá khứ đến tương lai;từ hiện tại đến quá khứ;từ hiện tại tới tương lai hoặc có thể ngược lại.Nước ta đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề;khí hậu thay đổi liên tục;những cây,rừng ngày càng ít đi.Tất cả là do con người gây ra.Chính vì thế chúng ta cần phải chung tay góp sức tạo nên một môi trường xanh-sạch-đẹp, không nên chặt phá rừng,cần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
Tôi mong mọi người sẽ làm cho môi trường của chúng ta sẽ tràn ngập màu xanh,tạo nên một môi trường xanh-sạch -đẹp.
Thân chào
Diệp
Xin chào những người bạn đang sống ở thế kỷ 21!
Tôi là Nana Pham - một công dân đang sống ở thế kỷ 30. Là người có thể nhìn rõ những gì xảy ra ở hiện tại, nên tôi đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo với các bạn về vấn đề: Nguy cơ mà chiến tranh hạt nhân có thể gây ra cho Trái Đất.
Mỗi chúng ta có lẽ ít nhiều cũng đã nghe đến cụm từ “chiến tranh hạt nhân” nhưng ít ai hiểu rõ về chiến tranh hạt nhân và những tác hại kinh hoàng mà nó sẽ gây ra với Trái Đất của chúng ta.
Chiến tranh hạt nhân, hay chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng. Điều này cho đến nay chỉ mới diễn ra một lần, đó là vụ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki của nhằm vào Nhật Bản tại thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngày nay, thuật ngữ Chiến tranh hạt nhân thường dùng để chỉ các cuộc đối đầu giữa các bên có trang bị vũ khí hạt nhân. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất.
Được biết, hiện nay, trên toàn thế giới có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với tổng cộng gần 16.000 đầu đạn hạt nhân theo thống kê của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA).
Với sức hủy diệt của nó, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nhiều nhà khoa học đã ví rằng “Trái Đất của chúng ta sẽ bị méo mó”.
Họ đã chỉ ra rằng, nếu xảy ra trong một khu vực trong phạm vi hẹp của quốc gia, trong đó mỗi phía cho nổ 50 quả bom nhỏ (tổng 100 quả) loại 15 koloton, tương đương quả bom ở Hiroshima năm 1945.
Tai họa đầu tiên sẽ là giết chết hàng loạt con người trong địa phận nổ bom. Cái chết này chủ yếu do những lý do cơ học như: Gia tăng áp suất, gió mạnh từ 250 đến 400 km/giờ làm đổ sập nhà cửa và trụ điện…
Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.
Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm.
Còn nếu xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân ở cấp độ toàn diện, rất có thể khiến cho loài người tuyệt chủng. Hoặc, chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất.
Hệ quả là đại bộ phận bức xạ Mặt Trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái Đất giảm rõ rệt.
Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.
Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào.
Nhiều người cũng đã ví rằng: Vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái Đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.
Theo tôi được biết, hiện nay trên thế giới rất nhiều quốc gia sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này và vì những lí do và lợi ích khác nhau, các quốc gia có thể sử dụng loại vũ khí này để đe dọa quốc gia khác cũng như bành chướng thế lực của mình mặc dù biết tác hại kinh hoàng của nó.
Với vai trò một công dân tương lai của thế giới, tôi viết lá thư này muốn gửi đến các bạn một thông điệp: Chúng ta hãy cùng chung tay để loại bỏ vũ khí hạt nhân ra khỏi thế giới tươi đẹp này để những thảm họa của nó không bao giờ xuất hiện và hủy diệt chính cuộc sống của chúng ta.
Thân ái chào quyết thắng!
1. Phần đầu thư:
Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 02/12/2020 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2020”.
Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người thân nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) kính yêu, xa nhớ,… Ví dụ: Ông nội kính yêu!
2. Phần nội dung thư:
- Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu bạn đang nói về vấn đề gì, khái quát về tình hình hiện tại của mình và nơi mình đang trải nghiệm, có thể viết theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Ví dụ như: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bệnh tật: từ các bệnh thông thường như cảm cúm, ho sốt, đau lưng, đau vai... đến các bệnh khó chữa như: ung thư, HIV/AIDS,... nhưng thời gian gần đây bùng phát dịch bệnh vô cùng nguy hiểm là COVID-19. hoặc Sự sống đang mỗi ngày một tấp nập, hối hả. Chúng ta đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đó đặc biệt là virus đang ngày càng trở nên nguy hiểm,… để rồi cả thế giới phải gánh chịu dịch bệnh vô cùng khủng khiếp.
- Đi vào nội dung: Từ vấn đề đã nêu ở phần dẫn nhập, các em mô tả thêm xung quanh khu vực em đang trải nghiệm hoặc chứng kiến, cảnh mọi người chuẩn bị đối phó, phòng chống dịch bệnh như thế nào? cũng như tâm lý của em và mọi người xung quanh. Chính quyền đã làm những gì để khống chế đại dịch, mọi người chấp hành ra sao. Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội... đã phải vất vả như thế nào? Kể lại quá trình trải nghiệm của mình về các bước nhiễm bệnh, triệu chứng, quá trình điều trị, cảm giác bản thân,... Cuối cùng em mong muốn và khuyên mọi người điều gì để giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh dịch này.
VD: Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán năm 2020, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn.
3. Phần kết thúc:
- Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với người thân, mong muốn người thân tiếp thu trải nghiệm của mình để cảnh giác cao độ và lên phương pháp tối ưu để phòng chống dịch bệnh.
VD: Vì ngoài kia, vẫn còn rất nhiều những nguy hiểm tiềm tàng của đại dịch Covid mà chưa ai kiểm soát hoàn toàn được. Chúng ta cần đeo khẩu trang và thực hiện theo khuyến cáo của Chính phủ và Bộ Y tế về phòng chống dịch. Trước hết để bảo vệ cho sức khỏe của chính bản thân, và sau nữa là để bảo vệ cho tất cả những người thân, người bạn yêu quý hằng ngày luôn ở bên cạnh chúng ta.
Cuối thư: Lời chào thân thương và ký tên.
*Copy right vndoc.com*Xin chào những người bạn ở thế kỷ 21!
Ta xin tự giới thiệu, ta là bức thư của Aether, vị thần của ánh sáng từ thuở sơ khai của vũ trụ. Thần Aether đã tạo ra ta từ hàng vạn năm trước đây khi Trái đất còn hồng hoang, với khả năng du hành xuyên qua thời gian và can thiệp bất kỳ khi nào Trái đất cần đến.
Hôm nay ta quyết định đến thăm những người bạn đang sống ở thế kỷ 21 vì ta rất đau lòng khi chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ tị nạn trên đường phố.
Làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?
Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.
Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.
Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.
Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.
Những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân…, cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa… và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.
Mọi người chắc hẳn vẫn còn nhớ bức ảnh chụp em bé tên là Aylan, 2 tuổi, người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rúng động cả thế giới, trở thành hình ảnh đại diện về những cuộc hành trình tị nạn khắc nghiệt. Trường hợp cậu bé Aylan không phải ngoại lệ.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đầu năm 2015 đến nay hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu để mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, đối mặt với nạn buôn bán người, thiếu thốn đồ ăn, thuốc men và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Và quan trọng là sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tấc.
Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không? Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến ta rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.
Và… đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.
Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.
Phải chẳng con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…
Mực cây viết thần của ta không phải vô tận nhưng lần này vẫn quyết định ra tay với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.
Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.
Xin chào!
Mình xin tự giới thiệu, mình tên là: iMail - một bức thư điện tử thông minh từ thế kỷ 31 trên hành tinh Namêk, một hành tinh trong truyền thuyết. Mình đã đi một quãng đường khá xa để đến được Thái dương hệ này bằng bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian Gôcu.
Đừng ngạc nhiên về khả năng nói chuyện của mình vì thư điện tử thông minh đều như thế ở thế kỷ 31.
Hôm nay mình đến đây để thông báo với bạn rằng: có một căn bệnh thế kỷ mới sắp hình thành. Nó làm cho loài người trên hành tinh này hoàn toàn tuyệt chủng.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, con người nhìn thấy rằng: chiến tranh sẽ làm cho nhân loại bị hủy diệt, ô nhiễm môi trường sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh tật, làm tuổi thọ của con người giảm đi.
Do đó, họ ký với nhau một hiệp ước “không vũ khí hủy diệt, không làm ô nhiễm môi trường”, nước nào vi phạm thì người đứng đầu bị cách chức và chịu hình phạt thích đáng. Vì thế, 8 hành tinh trong những thế kỷ tới rất phồn vinh và thịnh vượng.
Tuy nhiên, sự phồn thịnh không đem lại nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn làm bá chủ, nên họ đã bắt ép các nhà khoa học, ra lệnh cho họ âm thầm phát triển một loại siêu virus có khả năng làm tê liệt đối thủ. Đặc điểm của loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể người nó sẽ làm não bộ tạm thời ngừng hoạt động, mặc dù tim vẫn đập bình thường.
Trải qua, 60 năm tiến hóa và trưởng thành theo đúng quy trình, cuối cùng nó cũng phá được siêu kháng sinh và xâm chiếm lại các chức năng trước đây nó từng ngự trị. Không những thế, thời gian làm tê liệt con mồi cũng nhanh hơn, chỉ cần trong 24 giờ là tê liệt vĩnh cửu. Tốc độ lây lan cũng tăng lên đáng kể, làm cho loài người và các loài động vật máu nóng rơi vào trạng thái nằm im chờ chết, không có thuốc chữa.
Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ bây giờ bạn hãy giúp tôi kích hoạt lại thông điệp "đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại" đến tất cả mọi người trên thế giới. Trong quá trình đến đây tôi đã bị vô hiệu chức năng tự gửi thông điệp rộng rãi.
Đừng bao giờ tạo ra một bệnh dịch để rồi bán vắc xin, hoặc tạo ra căn bệnh mới rồi bán thuốc trị. Đó là một sự độc ác không thể tha thứ. Hành tinh này vẫn còn các căn bệnh chưa có thuốc trị như: ung thư, tham nhũng, chiến tranh,… vì vậy đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Đừng, đừng bao giờ nhé!
Vũ trụ, năm 2080,
Chào các bạn, tôi xin giới thiệu mình là Ana - bức thư điện tử thông minh đến từ vũ trụ năm 2080. Hôm nay, tôi trở về quá khứ là muốn gửi đến các bạn một thông điệp.
Có thể thấy, giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong thời gian tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà toàn cầu hướng đến.
Dù vậy, như chúng ta đã biết hiện nay với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói của các quốc gia.
Và, việc xóa đói nghèo tiếp tục nằm trong 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững từ nay đến năm 2030.
Đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của nhân loại |
Có thể nói, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả nhân loại. Thế giới tươi đẹp của chúng ta đã trải qua bao những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp.
Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Hiện nay khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói.
Trong lúc chúng ta đang ăn những món ăn ngon, ngủ trên những chiếc đệm êm với chiếc chăn ấm thì ở nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người vẫn lâm vào tình trạng đói khát, khốn cùng mà nhất là trẻ em.
Đó là những người vô gia cư, hàng ngày phải lang thang khắp nơi để xin ăn, miếng ăn phụ thuộc vào sự bố thí của người khác. Hay những ông bố, bà mẹ phải ôm con vượt biên để chạy khỏi vùng chiến tranh, bóc lột…đối mặt với nạn khủng bố, buôn bán người ở châu Phi.
Tất nhiên, những đứa trẻ nói trên sẽ không được hưởng một nền giáo dục tiên tiến mà đáng lẽ ra chúng phải được hưởng.
Hiện nay, đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Vấn đề là mỗi chúng ta cần làm gì để đẩy lùi nạn đói nghèo, để thế giới của chúng ta thực sự là một thế giới an nhiên và hạnh phúc với tất cả mọi người.
Hôm nay, tôi đến đây và nói với các bạn những điều này rất mong, mỗi chúng ta, với trách nhiệm công dân hãy chung tay đẩy lùi nạn đói nghèo. Hiện nay, cũng đã có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh.
Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, những vùng bị khủng bố.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để nên tình trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại khắp đó đây trên thế giới của chúng ta.
Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Hãy cùng chung tay vì một thế giới không đói nghèo”.
Thân ái chào tạm biệt
Vũ trụ năm 3000,
Chào những người bạn ở thế kỷ 21,
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Jeny – một bức thư điện tử thông minh đang sống ở thế kỷ 41. Vì sống trước các bạn gần 2000 năm nên tôi có khả năng nhìn thấy vạn vật ở tương lai.
Sở dĩ tôi quay về thế kỷ 21 là bởi tôi thấy mình có trách nhiệm với thế giới này và với những gì sắp diễn ra.
Chúng ta đều biết, trẻ em chính là tương lai của thế giới. Vì thế, nếu trẻ em được yêu thương và giáo dục đầy đủ thì chắc chắn sau này chúng sẽ xây dựng một thế giới tốt đẹp.
Thế nhưng, hiện nay ở nhiều quốc gia mà tôi được biết nhất là ở Việt Nam, trẻ em vẫn chưa được quan tâm, yêu thương và giáo dục một cách đúng mực. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhưng đó đây, xung quanh chúng ta, hàng ngày, hàng giờ trẻ em vẫn bị đối xử một cách đầy nhẫn tâm. Có lẽ, chúng ta còn nhớ một đoạn clip được đăng tải trên báo Tuổi trẻ với tiêu đề ““Kinh hoàng bảo mẫu đày đọa trẻ mầm non tại trường tư thục” ghi lại cảnh các bảo mẫu cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh nằm trên đường HT 05, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM hành hạ nhiều trẻ nhỏ.
Nhiều bé bị bảo mẫu tát vào mặt liên tiếp, bị đánh bằng muỗng múc canh, đập bình nhớt thậm chí đập lưỡi dao vào đầu. Có bảo mẫu còn giơ chân đạp vào người trẻ khiến các trẻ đều khiếp sợ.
Rồi vụ giáo viên trường mầm non Xanh (Hà Nội) cầm dép tát liên tiếp vào đầu trẻ.Kinh khủng hơn cả là vụ bé gái mới vài tuổi ngay tại thủ đô Hà Nội bị tên hàng xóm dâm ô tới mức phải đi cấp cứu.
Đó là những vụ việc báo chí phanh phui ra, còn biết bao vụ việc ẩn nấp đây đó mà chúng ta chưa biết có lẽ con khủng khiếp hơn nhiều.
Có thể, khi các bạn đang có một cuộc sống hạnh phúc và được hưởng một nền giáo dục tiên tiến thì đó đây, xung quanh các bạn có những đứa trẻ là nạn nhân của nạn bạo hành, dâm ô...Và xung quanh các em ấy nguy hiểm vẫn rình rập hàng ngày, hàng giờ.
Việc trẻ bị bạo hành sẽ gây ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏe mà còn cả tinh thần của các en. Ngoài vấn đề về thương tích, các em còn mang trong mình một vết thương mà thời gian cũng không bao giờ có thể xóa được.
Tương lai các em sẽ ra sao với sự “khuyết tật” tâm hồn ấy? Các em sẽ tự ti trước cuộc đời hay các em sẽ mang trong mình những thù hận và mãi mãi không bao giờ buông ra được? Các em sẽ tự làm tổn thương mình bằng cách “trả thù đời”, gây những đau thương cho người khác và vô tình làm tổn thương bản thân mình?
Nếu thế, tương lai thế giới này sẽ về đâu?
Tôi – một công dân của vũ trụ trong tương lai hi vọng với những gì tôi cảnh báo, ngay từ lúc này, mỗi chúng ta sẽ hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em – thế hệ tương lai của thế giới!
Thân ái và chào tạm biệt!
Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!
Ta là bức thư được gửi đến đây để truyền đi thông điệp của Thần Apollo, vị thần của ánh sáng và tri thức!
Thần Apollo có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.
Thần Apollo thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh những đứa trẻ không được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Thay vào đó, chúng phải lang thang khắp nơi để tìm kiếm cái ăn và rồi lại bắt đầu một cuộc đời đầy vất vả, khốn khổ và chìm đắm trong lầm than.
Vì thế, Thần Apollo đã viết ra ta và gửi đến cho mọi người từ thế giới thần thoại cổ đại với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể. Bản thân Ngài không muốn bước ra từ thế giới thần thoại.
Ai có lẽ cũng biết, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước Châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.
Theo ta biết Châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay Châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.
Báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở Châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước Châu Phi bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.
Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở Châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở Châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.
Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên Châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi... trên thế giới hiện nay cũng tập trung chủ yếu ở Châu Phi.
Phải khẳng định chất lượng giáo dục của các nước Châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.
Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì tri thức sẽ thống lĩnh tất cả, có tri thức tức là con người sẽ nắm trong tay chìa khóa của sự thành công, của văn minh nhân loại. Nhưng nếu không, cả thế giới của chúng ta chắc chắn sẽ rơi vào lầm than, khốn cùng, bệnh dịch, di cư, chiến tranh…
Ta mong rằng, với những cảnh báo này, mỗi người sẽ kịp thời nhận ra mình cần làm gì để nâng cao trình độ của bản thân, xây dựng một thế giới văn minh và phát triển và điều ta mong muốn hơn cả là dù với bất cứ lí do nào cũng phải cho trẻ em đến trường.
Mong rằng bằng hành động của mình mỗi con người ở thế giới hiện đại hãy góp phần thay đổi thế giới, vì một thế giới ngập tràn ánh sáng tri thức, trí tuệ.
Ký tên
Thần Apollo
Xin chào những người bạn ở thế kỷ 21!
Ta xin tự giới thiệu, ta là bức thư của Aether, vị thần của ánh sáng từ thuở sơ khai của vũ trụ. Thần Aether đã tạo ra ta từ hàng vạn năm trước đây khi Trái đất còn hồng hoang, với khả năng du hành xuyên qua thời gian và can thiệp bất kỳ khi nào Trái đất cần đến.
Hôm nay ta quyết định đến thăm những người bạn đang sống ở thế kỷ 21 vì ta rất đau lòng khi chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ tị nạn trên đường phố.
Làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?
Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.
Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.
Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.
Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.
Những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân…, cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa… và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.
Mọi người chắc hẳn vẫn còn nhớ bức ảnh chụp em bé tên là Aylan, 2 tuổi, người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rúng động cả thế giới, trở thành hình ảnh đại diện về những cuộc hành trình tị nạn khắc nghiệt. Trường hợp cậu bé Aylan không phải ngoại lệ.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đầu năm 2015 đến nay hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu để mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, đối mặt với nạn buôn bán người, thiếu thốn đồ ăn, thuốc men và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Và quan trọng là sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tấc.
Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không? Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến ta rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.
Và… đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.
Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.
Phải chẳng con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…
Mực cây viết thần của ta không phải vô tận nhưng lần này vẫn quyết định ra tay với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.
Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.