K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

Câu Trả lời :

      ..........ngày 26 tháng 2 năm 2022

        Kính gửi bác ......Chủ tịch UBND thành phố ....!

   Cháu tên là ...... học sinh trường....... trên địa bàn thành phố. Nhân dịp hưởng ứng cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51 diễn ra về biến đổi khí hậu, cháu xin viết thư này để gửi đến bác những ý kiến riêng của cháu về vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng như tại đất nước ta.

 Hiện nay và cả từ trước đây, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

  Và theo cháu nghĩ rằng , để khắc phục được điều đó chúng ta cần phải hành động từ những điều nhỏ nhất, bởi từng cá nhân một. Bởi khi cả cộng đồng cùng chung tay vì một mục tiêu thì sức mạnh tạo nên sẽ vô cùng to lớn. Mỗi người trồng thêm một vài cây xanh, khi đi chợ thì dùng ít túi ni lông hơn, luôn vứt rác đúng vị trí, tiết kiệm điện hơn một chút… Là hiệu ứng tạo nên đã rất tuyệt vời rồi.

  Hôm nay cháu viết thư này kính mong trong thời gian tới đây đất nước ta sẽ có những chiến lược cụ thể và hiệu quả nhất để giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân. Cháu xin chân thành cảm ơn. 

                                                                                            Học sinh

                                                                                          ......................................

26 tháng 2 2022

tham khảo :
 "Ngày... tháng... năm...

Kính gửi bác... Thủ tướng Chính phủ!

Cháu là... học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố X. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta. 

Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.

Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.

Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.

Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.

Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!

Công dân nhỏ của nước ta".