K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3

Mỗi cá nhân trong xã hội là một cá thể riêng biệt, có một cuộc sống riêng mà không ai có thể thay thế. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải có tính tự giác, không thể trông chờ hay ỷ lại vào bất cứ ai. Tự giác là khi chúng ta tự chủ động thực hiện điều gì đó mà không cần ai nhắc nhở. Người có tính tự giác bao giờ cũng sống rất quy củ, biết sắp xếp công việc của mình. Và chắc chắn những người có tính tự giác sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Xưa, trạng nguyên Nguyễn Hiền học tập rất chăm chỉ, thậm chí còn bắt đom đóm vào vỏ trứng để làm đèn. Việc học hành như một thói quen hàng ngày cần làm mà trạng nguyên Nguyễn Hiền không cần ai phải nhắc. Cậu bé Ni-cô-la trong "Bài tập làm văn" đã rối ren khi nhờ bố làm và chỉ khi tự làm bài, cậu mới đạt kết quả tốt cho bài văn của mình. Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có ý thức học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức; sống và hướng đến, yêu thương mọi người, tích cực tạo ra những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước. Thành công hay thất bại sẽ do bản thân ta quyết định nhờ vào ý chí và tinh thần tự giác. Hãy tự giác, chủ động trong mọi việc để tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc đời . 

10 tháng 4 2022

NLXH

10 tháng 4 2022

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

8 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đối với học sinh không còn là điều quá xa lạ nhưng sử dụng sao cho cân bằng thì còn là điều gây đau đầu với các bậc phụ huynh và nhà trường...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm mạng xã hội là gì?

Nêu ra các mặt tích cực của mạng xã hội:

+ Là nơi cho học sinh tra cứu bài tập, tài liệu...

+ Là nơi tổ chức các lớp học online, web học tập

+ Để học sinh giải trí

...

Mặt tiêu cực:

+ Sử dụng quá nhiều gây ra các bệnh về mắt

+ Giảm chất lượng học tập

+ Gây ra tình trạng tiếp nhận quá nhiều thông tin, tranh cãi ảo, xô xát thật

...

Dẫn chứng:

Xô xát ngoài đời do mâu thuẫn trên tiktok những ngày gần đây...

Nguyên nhân gây ra:

+ Do học sinh chưa có ý thức sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí

+ Do sự quản lí chưa chặt chẽ của phụ huynh và nhà trường

+ Do tình hình dịch bệnh

...

Giải pháp:

+ Nâng cao ý thức của học sinh

+  Phụ huynh và nhà trường quản lí sát sao

+ Tổ chức các hoạt động ngoài trời để học sinh tham gia

...

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_

25 tháng 1

Xịn quá ạ, cảm ơn rất nhiều.

2 tháng 10 2023

tham khảo

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa

- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.

- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.

- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
1. Nghị luận dân gian Việt Nam- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ Việt Nam: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người;nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, hiệp vần.- Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.2. Nghị luận hiện đại...
Đọc tiếp

1. Nghị luận dân gian Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ Việt Nam: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người;nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, hiệp vần.

- Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.

2. Nghị luận hiện đại Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận đượcnghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của một số tác phẩm hoặc trích đoạn nghị luận hiện đại Việt Nam (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh; Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng).

3. Truyện hiện đại Việt Nam

- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại Việt Nam (Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn): hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, tàn bạo, nghệ thuật tự sự hiện đại, cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, sinh động

0
13 tháng 5 2021

Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.

Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc "học" là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. "Học nữa" được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn "học mãi" là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học. Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội. Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để "học nữa, học mãi"? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.

Qua câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi", em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.

13 tháng 5 2021

tk 

Trước hết bạn hiểu “Học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống. Học tập là quá trình tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng những tri thức đỗ. thu nhập được. Vậy tại sao chúng ta cần phải học? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều sẽ không trả lời được và xác định đúng việc học cho bản thân mình, còn theo tôi, kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như một giọt nước. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, những phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Không học hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội, ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như người công nhân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất. Người giáo viên cũng không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học Đácuyn cũng đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay Ka-li-ni đã từng phát biểu: “Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng”. Gần gũi hơn là Bác Hồ của chúng ta với câu nói: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài ra, nếu không học tập, chúng ta sẽ không đủ khả năng đảm nhiệm những công việc ngày một khó khăn, phức tạp hơn và khi đó chính chúng ta sẽ bị đào thải.
 
Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn, có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, người học mới cảm thấy thích thú. Từ đó chúng ta sẽ có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hoá, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, học phải có phương pháp: học liên tục, không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí, rèn lựyện thân thể. 
 
Học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quả thật tôt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì Tổ quôc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn còn nhớ không? Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
 
Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại một tác dụng, một kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ cua mỗi người công dân. 
 
Câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, đó được xem như là một chân lí của thời đại nhằm nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của Tổ quốc, người chủ của nước nhà. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay. 
22 tháng 3 2023

HELP ME