K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2016

Bạn giải cho mình được không?

 

Câu 1: a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?Câu 2:a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là...
Đọc tiếp

Câu 1:

a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.

b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?

Câu 2:

a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là gì?

Câu 3

a) Đất (thổ nhưỡng) gồm mấy thành phần chính ? Trình bày đặc điểm các thành phần của đất

b) Cho biết cách cải tạo độ phì trong sản xuất nông nghiệp ?

Câu 4:

a) Phân biệt sông và hồ ? Hãy kể tên một số sông, hồ ở Điện Biên và nói rõ vai trò của chúng

b) Nhận biết mức độ ô nhiểm môi trường nước sông ở địa phương mình và nêu rõ nguyên nhân ô nhiễm và biện pháp bảo vệ.

Câu 5: Trình bày quá trình tạo thành mây mưa ?

Câu 6:

a) Phân biệt thời tiết và khí hậu

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Có lượng nước mưa trung bình khoảng bao nhiêu (mm)

5
1 tháng 8 2016

Câu 1:

a)

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 loại khối khí.

    + Khối khí nóng. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

    + Khối khí lạnh. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

    + Khối khí đại dương. Đặc điểm: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

    + Khối khí lục địaĐặc điểm: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

b) Về mùa đông, khối khí lạnh thường tràn xuống miền bắc nước ta.

4 tháng 4 2017

Câu 2:

a, Trên Trái đất có 3 đới khí hậu: nhiệt đới,ôn đới,hàn đới.

*Đặc điểm, vị trí của đới nhiệt đới:

+Vị trí; chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

+Góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.

+Thời gian chiếu sáng trong năm; chênh nhau ít.

+Nhiệt độ: nóng quanh năm

+Lượng mưa: 1000mm-2000mm

+ Gió: Tín Phong

b, -Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới)

-Gió thổi ở nước ta là gió Lào (mk ko chắc lắm, thấy trên mạng ghi vậy)

Chúc bạn học tốt!!!!vuihahaok

17 tháng 12 2016

4, Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong trái đất

VD: núi lửa,động đất,..

Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt trái đất

VD: xâm thực phong hóa,...

5, núi lửa là hình thức phun trào Mác ma ở dưới sâu trái đất, núi lửa hoạt động gây thiệt hại về người và của,...dung nham núi lửa khi bị phân hủy có lơi cho cây trồng.những vùng có núi lửa ở Việt Nam như: điện biên,Quảng Nam

 

17 tháng 12 2016

Giúp mk nha ! Ai nhanh nhất mk tick cho!vuithanghoa

5 tháng 10 2016

-Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt quá hạn

-Để duy trì độ phì nhiêu cho đất, đảm bảo cây trồng luôn cho năng suất cao

5 tháng 10 2016

Cảm ơn bạn nhiều!thanghoa

22 tháng 7 2017

* Nguyên nhân: Hiện tượng động đất và núi lửa xảy ra trong trường hợp khi bên trong Trái Đất sinh ra nội lực, có tác động của nèn ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất.

* Vết tích núi lửa ở Việt Nam: Ở Việt Nam những dấu vết của núi lửa đã tắt còn thể hiện ở những vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như: Pleiku, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai,...

DT
26 tháng 4 2022

1. Các tầng cao của khí quyển.

2. Than đá thuộc nhóm khoáng sản nhiên liệu (năng lượng)

3. Nước tồn tại ở dạng lỏng, rắn, hơi.

2 tháng 5 2022

1. Các tầng cao của khí quyển.

2. Than đá thuộc nhóm khoáng sản nhiên liệu (năng lượng)

3. Nước tồn tại ở dạng lỏng, rắn, hơi.

25 tháng 12 2016

1. HỆ QUẢ :

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.

II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:

+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)

 

III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.

2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

26 tháng 12 2016

Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''

Hí hí kiểm tra tốt nha