Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc :
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động đều đặn và có vai trò to lớn đối với thế giới. Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Giải quyết hòa bình và các tranh chấp, xung đột, duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Đóng góp đáng kể vào quá trình đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các nước thành viên, trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo các nước thành viên khi gặp khó khăn, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ :
+ Không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, khủng hoảng ở Bancang, LiBi...
+ Để một số nước tìm cách phớt lờ vai trò của Liên hợp quốc hoặc gây áp lực thông qua nhiều quyết định sai trái (như đưa quân vào Triều Tiên năm 1950-1953, vào Việt nam những năm 60, 70 của thế kỉ XX, vào Irac năm 2003, đưa ra cái gọi là "vấn đề nhân quyền" ở các nước XHCN.
+ Xảy ra tình trang tham nhũng trong nội bộ Liên hợp quốc.
b) Vai trò của Việt Nam
- Việt Nam là thành viên chính thức thứ 149 của Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương và các nghị quyết của Liên hợp quốc.
- Việt Nam đã góp phần vào sự phát triển của Liên hợp quốc, có tiếng nói ngày càng quan trọng. Tháng 10/2007, Việt Nam đã được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an, nhiệm kì 2008-2009.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc là quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả và thiết thực , nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam như : UNDP, UNICEF, WTO, WHO, UNESCO...
Tham khảo
1. Cần. Vì vai trò và hoạt động của LHQ được mở rộng về mọi mặt, nỗ lực hoạt động hướng tới thực hiện các tôn chỉ mục đích đã được đề ra, qua đó đem lại những tác động tích cực, to lớn đến đời sống quốc tế và từng dân tộc.
2. Ba nguyên nhân cơ bản và có ý nghĩa quyết định.
- Nguyên nhân thứ nhất là sự thiếu nhất quán và chậm trễ trong quá trình cải cách tìm tòi mô hình phát triển phù hợp từng giai đoạn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Nguyên nhân thứ hai là quá trình “tự diễn biến”, thoái hóa, biến chất của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn tới sự phản bội chủ nghĩa xã hội của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính M. Goóc-ba-chốp đã tự thú nhận sự phản bội của mình trong bài phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Đại học Hoa Kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, M. Goóc-ba-chốp xác nhận mục đích của “cải tổ” là xóa bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân thứ ba là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Liên Xô trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh. Chiến lược này liên quan chặt chẽ với quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô để tạo nên hiệu ứng “nội công, ngoại kích” chống chủ nghĩa xã hội. Vì thế, giới lãnh đạo ở phương Tây luôn cho rằng họ là “người chiến thắng” trong Chiến tranh lạnh, còn Liên Xô là “kẻ chiến bại” trong cuộc chiến này.
TQ, Việt Nam thành công vì:
- Kiên định mục tiêu và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, kiên định nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
- không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; phủ nhận kinh tế thị trường sẽ hạn chế đến giải phóng nguồn lực, cản trở sự phát triển sức sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đó là yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới.
Đáp án D
Vào thời điểm thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XX, khu vực Đông Nam Á còn rất nghi kỵ, thậm chí căng thẳng và đối đầu với nhau. Việt Nam trong thời gian này cũng đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước Đông Dương và ASEAN do vấn đề Campuchia. Hơn nữa, việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo cho môi trường khu vực gắn kết lại với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với việc Việt Nam tham gia, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và đóng góp vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.
=> Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra triển vọng cho sự liên kết khu vực Đông Nam Á, mở ra thời kì hòa hợp, ổn định và phát triển của tổ chức ASEAN
Đáp án B
Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn - Anh), với sự tham dự của 51 nước.
Đáp án B
- Các đáp án: A, C, D đều là công lao của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930.
- Đáp án B: thời kì trước khi đảng ra đời chưa có những người cộng sản và quá trình truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào các tầng lớp nhân dân đã diễn ra sôi nổi trước đó.
Đáp án D
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa
Đáp án B
- Các đáp án: A, C, D đều là công lao của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930.
- Đáp án B: thời kì trước khi đảng ra đời chưa có những người cộng sản và quá trình truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào các tầng lớp nhân dân đã diễn ra sôi nổi trước đó.
Đáp án B
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước
Trở thành thành viên của hội đồng bảo an năm 2008-2009 và năm 2020-2021