K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người thời nay. Vậy sáng tạo là gì? Tại sao con người lại cần nó đến vậy? Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi con người phải thích ứng, thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Edison, Picasso, Mark Zuckerberg… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không? Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.

8 tháng 12 2021

mik chẳng dùng facebook mà quan tâm Mark Zuckerburg 

10 tháng 12 2021

 viết đoạn văn 15 câu giới thiệu về lễ hội bạch đằng

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta

10 tháng 12 2021

Tham khảo

Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.

Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn. Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”.  Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc. 

16 tháng 12 2021

Tham khảo:

Theo nghĩa tường minh thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới mà ta bắt gặp trên đường đi ấy. Câu tục ngữ có hai vế “một ngày đàng” và “một sàng khôn” rất đăng đối, cân xứng nhau. Hơn nữa nó còn thể hiện sự tăng tiến đồng đều.

16 tháng 12 2021

Là một công dân trong thời đại phát triển ấy, chúng ta luôn phải cố gắng hết sức mình để đạt thành công. Ai ai cũng cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức để có thể tiến kịp bước phát triển nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy câu hỏi: Học tập bằng cách nào để đạt hiệu quả nhất luôn là điều khiến chúng ta trăn trở. Năm xưa, ông cha ta răn dạy: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cao đẹp để mỗi người vận dụng trong cuộc sống hôm nay.

 

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đặc biệt ở chỗ kết hợp từ ngữ rất sáng tạo. "Ngày đàng" ở đây chính là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian. Vế thứ nhất " Đi một ngày đàng" với ý nghĩa chỉ con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. Đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn". Trong sự đối xứng về mặt ý nghĩa với vế thứ nhất, vế hai "học một sàng khôn" ý muốn nói đến kết quả học hỏi thu lượm được rất lớn. Từ "Sàng khôn" ở đây mang tính biểu trưng và tạo nên khá nhiều liên tưởng thú vị.

 

Trong câu tục ngữ, từ "sàng" được sử dụng với nghĩa đen chỉ một loại đồ vật sử dụng chất liệu là tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch trấu và lọc gạo tấm. Theo quan niệm dân gian, đơn vị đong đo bằng "sàng" là lớn và nhiều. Vậy "học một sàng khôn" là học được các điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống và xã hội, bên cạnh đó giúp trưởng thành hơn. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính là lời khuyên nhủ mỗi chúng ta không nên ngồi mãi trong căn phòng chật hẹp tù túng mà phải ra ngoài tận hưởng cái hay cái đẹp của cuộc đời và càng đi nhiều bạn sẽ càng hiểu biết rộng, ngay cả những điều trước đây mình chưa hề biết, trải nghiệm và khám phá những điều hay của cuộc sống.

27 tháng 11 2023

SƯU TẦM :

-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói: 

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn hơn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ?

- Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

- Thế nào già cũng đến... Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu.

Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công.

Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo:

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé!

Bà cụ cười móm mém:

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi!