K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình day dứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên".

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

30 tháng 12 2021

mọi người ơi em cần gấp ạ

30 tháng 12 2021

mọi người??

 

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người...
Đọc tiếp

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)

Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo 

    Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

     Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

1
31 tháng 7 2023


Bài 1:

"Sống vì người khác là cách sống đẹp" là một triết lý tuyệt vời, thể hiện tinh thần cao đẹp của sự hy sinh và tình yêu thương vô điều kiện. Khi ta sống vì người khác, ta đặt lòng người lên trên tất cả, hi sinh cho họ mà không cầu đổi hay trông đợi điều gì. Điều này tạo nên một cảm giác hài lòng và mãn nguyện, khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa và giá trị hơn. Người sống vì người khác đem lại niềm hạnh phúc không chỉ cho người được giúp đỡ mà còn cho chính bản thân mình, vì tình yêu thương và lòng nhân ái khiến con người trở nên ấm áp và gắn kết hơn.

Bài 2:

Hành động của hai mẹ con bà Thảo thể hiện sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện đối với người khác. Quyết định tặng thận của bà Lê Thị Thảo và con gái Hòa đã đem lại cơ hội sống mới cho một người phụ nữ khác, giúp gia đình người đó hạnh phúc trở lại. Họ không ngại khó khăn và vất vả trong quá trình đi lại và làm các xét nghiệm để thực hiện hành động đầy tình thương này. Hành động cao cả này đã tạo ra một tác động tích cực lớn, giúp đỡ không chỉ một người mà còn hai gia đình hạnh phúc.

Suy nghĩ của em về hành động này là một điển hình cho tinh thần nhân ái và lòng hy sinh lớn lao. Mẹ con bà Thảo không chỉ tặng một cơ hội sống mới cho người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính họ bằng sự hài lòng và thỏa mãn từ việc giúp đỡ người khác. Tình thương và lòng nhân ái trong hành động này làm cho họ trở nên đặc biệt, tạo ra niềm tin và hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà sự chia sẻ và sẻ chia luôn tồn tại.

 

17 tháng 6 2021

Tham khảo

"Học sinh cần nâng cao ý thức tự học". Học hành luôn là một con đường gian nan. Trên con đường ấy, con người cần tìm ra cho mình một phương pháp học tập đúng đắn. Và, tự học là một phương pháp đúng đắn nhất. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Nhưng quan trọng nhất, những phương pháp học ấy phải phù hợp với bản thân mỗi người. Từ đó, mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Chắc hẳn, chúng ta sẽ không quên được những tấm gương sáng về tinh thần tự học trong cuộc sống. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Đó quả thật là những tấm gương quý giá cho những học sinh như chúng tôi. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn tự cố gắng học tập thật tốt bằng những phương pháp như: đọc thêm nhiều sách hơn, tìm hiểu những kiến thức ở trên mạng… Tóm lại, tự học là một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi không có con đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập.

1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều...
Đọc tiếp
1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới

   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì dễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Chắc chắn mọi khó khăn sẽ là điềm báo tạo cơ hội."

Câu 1.Xác định PTBĐ chính của đoạn vănCâu 2.Theo tác giả bài viết,kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì?Vì sao?Câu 3.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?

  "Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Câu 4.Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên?

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."không?Vì sao?Câu 6.Đọc đoạn trích,em rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân

  

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

 

2

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

22 tháng 8 2023

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tình yêu thương giữa người với người vô cùng quý giá, đáng trân, đáng quý. Tình yêu thương được hiểu là sự đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Tình cảm ấy được biểu hiện rất cụ thể trong cuộc sống hằng ngày qua từng hành động, việc làm dẫu nhỏ bé. Đó có thể chỉ là một lời động viên, một số tiền ủng hộ, một bộ quần áo sạch sẽ cho người khó khăn...nhưng nó mang theo bao sức mạnh tinh thần lớn lao. Vì những yêu thương ấy mà người với người luôn gắn kết bên nhau và tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ của tình người ấm êm. Không có sự yêu thương,yêu quý con người chỉ là một loài vật máu lạnh sống bằng lí trí khô cằn và cả đời nhốt mình trong băng giá cô đơn. Yêu thương là ngọn lửa ấm thắp sáng trái tim, làm giàu nhân cách và làm đẹp cuộc sống của tất cả chúng ta. Bạn và tôi, chúng ta đừng để: nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là trái tim con người! 

TTV là 3 từ in đậm nghiêng

22 tháng 8 2023

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác.