K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2021

Tham khảo

Trường học - nơi mà bất kì người học sinh nào khi nhắc đến cũng rộn ràng những cảm xúc đan xen. Đó là nơi mà chúng ta trải qua những ngày tháng thanh xuân rực rỡ nhất, tươi đẹp nhất. Đến trường, chúng ta được học thêm rất nhiều thứ. Đó là những kiến thức ở đủ tất cả các lĩnh vực do thầy cô truyền thụ. Nhưng không phải chỉ có thể. Thấy cô ở trường còn dạy cho chúng ta những bài học làm người, làm một người tử tế. Dạy chúng ta rất nhiều những kĩ năng mềm thiết thực cho cuộc sống này. Ngoài ra, ta còn được học thêm ở những người bạn rất nhiều những điều hay ho. Tất nhiên, ngôi trường không chỉ là nơi để học tập. Ở đó, chúng ta còn được vui chơi, được khẳng định mình. Được làm quen với những người bạn đáng yêu, cùng nhau sẻ chia những vui buồn trong học tập. Ở đây, em đã được khóc, được cười, được trải qua muôn vàn những cung bậc cảm xúc. Ngôi trường đã cùng bố mẹ, thầy cô, bạn bè chứng kiến em mỗi ngày càng thêm trưởng thành, vững vàng tiến về phía trước. Những kỉ niệm ấy, cùng ngôi trường yêu quý này, em sẽ vẫn luôn nhớ mãi, giữ mãi trong sâu thẳm trái tim của mình.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.

18 tháng 6 2021

Tham khảo

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ "hăng", "phăng", "vượt" diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

18 tháng 6 2021

Thanks bạn

24 tháng 3 2021

Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc

24 tháng 3 2021

ai jup vs

Tham khảo :

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

27 tháng 2 2021

Mình mới thấy có 6 câu mà đề bài yêu cầu là 8-10 câu cơ mà

15 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã thể hiện độc đáo vẻ đẹp của quê hương cùng tình yêu của tác giả dành cho mái nhà rất đỗi thân thương ấy. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ thơ cuối của bài "Nay xa cách .... nồng mặn quá". Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp được nỗi nhớ mà thi nhân dành cho quê hương. Cái nỗi nhớ ấy luôn ẩn sâu trong trái tim người con xa xứ ấy. Và Tế Hanh như nói lên rằng dù xa đến đâu, dù ở phương trời nào thì lòng thi sĩ vẫn luôn hướng về mái nhà êm ấm ấy. Bên cạnh đó, đến câu thơ thứ hai, người đọc như đắm chìm vào những vẻ đẹp đặc trưng của quê hương "Màu nước xa, cá bạc, chiếc thuyền vôi". Hẳn phải là người yêu quê lắm thì tác giả mới có thể đặc tả chân thật vẻ đẹp ấy. Một nét đẹp giản dị, chân chất của người dân vùng biển. Hơn thế nữa, hình ảnh "thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" như lột tả một cách chân thật nỗi nhớ của tác giả. Tế Hanh như đang mường tượng ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau vươn ra biển khơi. Để rồi đến câu thơ cuối cùng Tế Hanh đã phải thốt lên rằng "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn này quá". Thật vậy, nhờ có những vần thơ của thi nhân mà người đọc như đắm chìm, như say vào vẻ đẹp của quê hương. Đoạn thơ cuối là đoạn thơ nói lên hết nỗi lòng của tác giả.

 

15 tháng 3 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

 

trong bài thơ lào hở bn

24 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Lão Hạc là(Trợ từ) một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Chao ôi!(Câu cảm thán) Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Tình yêu quê hương là một nét rất đẹp của hồn thơ Tế Hanh. Năm 1939, vừa tròn 18 tuổi, đang học Trung học ở Huế, ông viết bài thơ "Quê hương" gửi gắm bao tình thương nhớ, tự hào. "Làng tôi" mà nhà thơ trìu mến nhắc tới là một làng chài nằm ở hạ lưu sông Tra Bồng, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Quảng Ngãi.

Sau hai câu đầu giới thiệu quê hương thân yêu của mình là một làng chài

"cách biển nửa ngày sông", tác giả nhắc lại cuộc sống lao động ra khơi đánh cá và cảnh dân làng tấp nập đón đoàn thuyền trở về bến sau một chuyến ra khơi gặp nhiều may mắn. Đoạn thơ gợi lên những hoạt cảnh thật đẹp và đáng yêu:

"Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng ... Dân trai tráng bơi thyền đi đánh cá.".

Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyền buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang".

"Hăng" nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt trường giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". Trước đây, nhà thơ viết: "Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang", nhưng sau này, tác giả thay chữ "mạnh mẽ" bằng chữ "vội vã". Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khẩn trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng bạc, thành "chiếc buồm vôi":

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ".

"Trương" là "giương" lên cao to, được gió thổi căng phồng đê "bao la thâu góp gio". Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: "Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng". Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ "rướn" là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.