Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI
Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:
- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4.
- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.
Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:
Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.
- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta sử dụng thời gian hợp lí với mỗi mùa chú ý phân bổ thời gian biểu làm việc cho phù hợp.
- -Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
- -Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy
- -Chuối sau cau trước
- -Chắc rễ bền cây
- -Cây chạm lá cá chạm vây
- -Con trâu là đầu cơ nghiệp
- -Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
- -Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
- -Đầu năm gió to,
- -Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng(Có trong SGK Ngữ Văn 7 tập 2)
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy. Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày. Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều- -Đừng giống buồm trong bão giông.
- -Đào nương không sợ uổng công, đắp phai chớ sợ phí sức.
- -Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
- -Êm như dòng nước, dữ như chằn tinh.
- -Gió thổi đổi trời.
- -Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
- -Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
- -Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa(Có trong SGK Ngữ Văn 7 tập 2)
- -Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì bão.
- -Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- -Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- -Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- -Muốn cho lúa nảy bông to
- -Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
- chúc bạn hok tốt
Hiện nay, chúng ta lại chưa thực sự có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.
Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng.
Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng.
Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.
Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?
Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm.
Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.
1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
→ Câu đặc biệt
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.
→ Câu rút gọn
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong
→ Câu đặc biệt
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.
→ Câu rút gọn
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
→ Câu rút gọn
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.
→ Câu đặc biệt