K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Tham khảo bro 

1. Mở bài

Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam: một trong những hình ảnh đại diện cho truyền thống, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Lịch sử ra đời: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lí do khác nhau. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng và tồn tại đến bây giờ.

Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng và được mọi người dân biết đến, tôn vinh.

b. Thuyết minh chi tiết

Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.

Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.

Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.

Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.

c. Ý nghĩa, vai trò của áo dài

Vai trò: tô điểm cho người phụ nữ thêm xinh đẹp, duyên dáng, tôn lên vẻ đoan trang, dịu dàng của họ.

Ý nghĩa: Áo dài là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho người phụ nữ, được mặc ở trong những dịp đặc biệt (cưới hỏi, cỗ bàn, những hội nghị thượng đỉnh,…) thậm chí nhiều đơn vị đã lấy áo dài làm trang phục bắt buộc (các hãng hàng không, nhân viên ngân hàng, giáo viên,…).

3. Kết bài

Khẳng định những giá trị của áo dài.

8 tháng 12 2021

Tham khảo:

Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.

Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với hai tà xẻ.

Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen, thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài. Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.

Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để không hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trò của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng, chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngoài, sắc dụ chúa ban “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín liền, không xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam. Để chế ra chiếc áo dài Việt Nam, các triều thần đã phối hợp từ mẫu áo của người Chăm với mẫu áo của người phụ nữ Thượng Hải.

Đến đầu thế kỉ XX, chiếc áo ngũ thân đã được sử dụng rất phổ biến. Trải qua chặng đường dài lịch sử, nó đã trở thành chiếc áo truyền thống như ngày nay. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến nay, sự thay đổi của chiếc áo dài chính là sa tanh trắng. Nhưng chiếc áo quá lai căng với kiểu cổ tròn, cổ trái tim, tay bằng,… chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đến năm 1943 thì nó không xuất hiện nữa.

Năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã bớt đi những nét quá hiện đại, lai căng của chiếc áo này và thêm vào đó những nét dân tộc để tạo ra một kiểu áo mới. Áo có thêm cúc cài cuối thân. Kiểu áo này được các bà, các cô nồng nhiệt tiếp nhận. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.

 

Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà may Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo “lemus”, được may bằng vải khổ rộng, do đó áo chỉ còn lại hai vạt mà thôi. Vạt trước được nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ duyên dáng yểu điệu, đồng thời, phần trên được may ôm sát với đường cong cơ thể để tạo dáng yêu kiều gợi cảm, hàng nút được chuyển sang vai áo và chạy dọc thân sườn phải. Áo dài này đi liền với kiềng vàng, giày cao, quần ống rộng.

Chiếc áo dài sau đó cũng có nhiều thay đổi. Những năm 60, Trần Lệ Xuân ở miền Nam Việt Nam cho ra đời kiểu áo dài mini với vạt thu nhỏ, tà xẻ cao, cổ thuyền hoặc cổ tròn. Trải qua thời gian, chiếc áo dài có sự thay đổi nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên được hình hài ban đầu. Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo. Thân áo có hai thân, thân trước và thân sau.

Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đường cong của người phụ nữ. Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại. Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ. Cổ áo nguyên bản là cổ đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Tay áo được nối với thân sau và thân trước.

Để có được một chiếc áo dài đẹp thì không phải dễ dàng nên các nhà may rất tỉ mỉ, họ chia ra làm nhiều công đoạn. Đầu tiên, rất tỉ mỉ, họ lấy số đo của khách và may lược theo các số đo này. Lần thứ hai, khách đến thử áo, nhà may sẽ đánh dấu những chỗ khách chưa vừa ý để chỉnh sửa lại. Đến lần thứ ba khách mới lấy được áo nhưng chiếc áo sẽ như ý của chính mình.

Chiếc áo dài có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt. Nó được sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày lễ hội. Nó đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của thế giới. Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng của Việt Nam.

22 tháng 2 2022

tk:

Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách đi theo Quốc lộ 741 hướng Phước Long chừng 50 km sẽ đến núi Bà Rá. Núi Bà Rá cao 732 m, thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngọn núi được đồng bào dân tộc S’tiêng gọi với cái tên thành kính là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi thần”.

Đường lên đỉnh Bà Rá trước đây rất hiểm trở, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh dày đặc, dốc đá cheo leo. Bây giờ, đường đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Từ đồi Bằng Lăng, du khách leo khoảng hơn 1.760 bậc tam cấp là lên đến đỉnh. Dọc đường lên núi. Tham quan khung cảnh trên đỉnh Bà Rá sẽ cho du khách cảm giác lâng lâng với nhiều ấn tượng khó quên.

Núi Bà Rá cách thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long khoảng 5 km. Xe khách, xe máy có thể chạy lên đồi Bằng Lăng nằm ở khoảng 1/3 độ cao so với đỉnh Bà Rá. Đường trải nhựa, quanh co khá dốc, hai bên là rừng rậm, thỉnh thoảng có những lạch nước nhỏ chảy tràn qua lộ… Tại đồi Bằng Lăng, dựa vào vách núi có một nhà bia tưởng niệm trang trọng, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.

Núi Bà Rá trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, là chiến trường vô cùng ác liệt. Năm 1925, Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm. Bên sườn núi phía tây là nơi đội công tác cách mạng núi Bà Rá từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng cho địch. Vào lúc 18 giờ ngày 2-1-1974, quân cách mạng đã đánh chiếm núi Bà Rá và sau đó giải phóng thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975.

Nếu du khách thích khám phá và có sức khỏe thì nên đi bộ theo những lối mòn lên núi. Leo núi Bà Rá sẽ cho bạn nhiều cảm xúc và sự hưng phấn. Nên khởi hành lên núi từ 9 giờ sáng, lúc ấy sương mù đã tan, du khách có thể thưởng thức được toàn cảnh quan chung quanh ngọn núi kỳ vĩ này. Từ nhà bia đi lên núi chừng 30 m có một cây bằng lăng cổ thụ cao gần 50 m, chiều rộng chừng 10 người ôm chưa giáp tay, tàng lá xanh um, dáng vẻ thâm nghiêm.

 

Để leo núi và có thể nghỉ đêm trên đỉnh Bà Rá, du khách nên trang bị gọn nhẹ với giày vải đi rừng, áo gió và ba lô đựng những vật dụng cá nhân cần thiết cho một chuyến du khảo. Lương thực có thể mang theo như bánh mì, mì gói, thịt cá hộp, nước suối… Nếu không thích leo núi, du khách có thể lên đỉnh bằng cáp treo (được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010). Ngồi trên ca-bin cáp treo ngắm không gian bao la dưới chân núi cũng là cảm giác vô cùng thú vị.

Bây giờ, đường nên núi Bà Rá đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Dọc đường lên núi, cảnh vật hoang sơ, lãng mạn với những rừng trúc, lồ ô xen kẽ với bằng lăng, sao, dầu lông và rừng cây bụi như mua, sim, trâm ổi. Dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng du khách nghe được tiếng chim chìa vôi, họa mi, chích chòe hót ríu rít, vang lên tràng dài và tiếng cu rừng gáy vọng phía triền núi xa. Không khí trên núi rất mát mẻ, trong lành.

 

Đứng trên đỉnh Bà Rá, ta có thể quan sát một khu vực rộng lớn chung quanh bạt ngàn một màu xanh bất tận. Hồ Thác Mơ mênh mông có diện tích trên 12.000 ha như một mặt gương khổng lồ, phẳng lặng và đẹp như tranh vẽ. Đây là nơi cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ hiện đại. Trên đỉnh núi Bà Rá có tháp ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48 m. Ở đây còn có Miếu Bà là nơi hành hương, cúng viếng của nhiều khách thập phương. Thời chiến tranh, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá một căn cứ quân sự khá hiện đại, dấu tích bây giờ vẫn còn.

Nếu lên núi vào những đêm có trăng (từ mồng 10 đến 20 âm lịch), du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với trăng ngàn, gió núi đẹp hoang sơ và lãng mạn. Khi trời tối hẳn, du khách có thể cùng bạn bè ra sân trước Miếu Bà ngồi trên những tảng đá, ngắm nhìn vầng trăng huyền ảo cùng những ánh đèn lung linh của thị trấn Thác Mơ dưới chân núi. Và, lửa trại được đốt lên, với một cây đàn ghi-ta, bạn đã có thể trải lòng hòa mình với thiên nhiên, bè bạn…

22 tháng 2 2022

Ghi rõ Tham khảo ra

27 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây:

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html

26 tháng 12 2021

     tham khảo

                       Đoạn văn thuyết minh tác hại của thuốc lá

Lượng tiêu thụ thuốc lá trong những năm gần đây đang có dấu hiệu gia tăng bất chấp mọi nỗ lực từ phía chính phủ. Ngày nay, thuốc lá đã và đang trở thành mối đe dọa tới thế giới bởi tác hại của nó đối với người sử dụng. Điều đầu tiên, hút thuốc lá được cho là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những căn bệnh và những cái chết trẻ. Thành phần hoá học độc hại trong thuốc lá có xu hướng gây tổn hại đến các cơ quan của cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, bệnh tim, bệnh đột quỵ, bệnh hen suyễn và đái đường. Theo báo cáo từ tổ chức y tế thế giới Who, hút thuốc gây ra cái chết hơn 7 triệu người mỗi năm, một con số đáng báo động tới sức khỏe toàn cầu. Nguy hiểm hơn nữa, thuốc lá tiềm ẩn những nguy cơ tới người sử dụng và nó trải qua một thời gian dài mới biểu hiện các triệu chứng và biến chứng. Điều này để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe trong cuộc sống sau này của chúng ta khi việc hút thuốc khi còn trẻ. Hơn nữa, phụ nữ có nguy cơ bị sảy thai hoặc nguy cơ sinh con quá nhỏ hoặc sinh thiếu tháng nếu như các bà mẹ hút thuốc trong thời gian thai kì. Cuối cùng nhưng rất quan trọng, hút thuốc gây nên những gánh nặng về tài chính cho mỗi gia đình bằng việc tiêu tốn số tiền lớn cho thuốc lá và các chi phí điều trị bệnh tật. Tóm lại, việc sử dụng thuốc lá để lại ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của chúng ta và rút ngắn tuổi thọ của chúng ta, chính vì thế, những biện pháp nhanh chóng để làm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá bây giờ là vô cùng quan trọng.

26 tháng 12 2021

Cảm ơn nha!

23 tháng 11 2021

dạ khuyên là nên tự viết ạ!

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tình mẫu thứ vô cùng đáng trân trọng. Chúng ta sinh ra sẽ thật may mắn và hạnh phúc nếu được sống trong sự yêu thương của những người thân. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là người mẹ. Từ khi thơ bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ và được mẹ bao bọc che chở. Đến khi ra đời, người đầu tiên ôm ấp ta vào lúc cũng là mẹ. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ mà chúng ta lớn lên từng ngày. Và trên hành trình trưởng thành từ những bước đi nhỏ bé đầu tiên đến những bước đi lớn lao vĩ đại, người mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Quả là, con dù lớn vẫn là con của mẹ - vẫn bé bỏng đối với mẹ và cần được che chở. Nhờ có tình mẫu tử mà con người có một đời sống tinh thần đầy đủ và được lớn lên trong hạnh phúc, yêu thương. Đôi khi, nhờ có tình yêu thương của mẹ cũng giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống. Khi chúng ta mắc sai lầm, chỉ cần trở về nhà, vẫn có mẹ ở đó chờ đợi và bao dung. Chính mẹ - cũng là một điểm tựa tinh thân vô cùng vững chắc cho mỗi người trong cuộc hành trình đầy gian khó tìm đến với thành công. Bởi vì điều đó, mỗi người hãy biết yêu thương, kính trọng người mẹ của mình.

12 tháng 11 2021

cảm ơn bạn^^

 

1 tháng 12 2021

tham khảo

Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó

1 tháng 12 2021

Tham Khảo ạ !

Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoá của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, tinh thần dân tộc đó đã được phát huy đến cao độ. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục bất cứ một thế lực nào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc giữ vững và phát huy tinh thần dân tộc được thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc; thứ hai, tìm mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc là phương thức hữu hiệu để thực hiện điều đó.  Ảnh minh họa Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc được hình thành và kết tinh trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của bản thân dân tộc, tạo nên ý chí, nghị lực của một dân tộc và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc. Tinh thần dân tộc đóng vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của dân tộc. Tinh thần dân tộc Việt Nam chính là ý thức dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt. Chính tinh thần dân tộc ấy đã kết nên ý chí và nghị lực giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói cách khác, tinh thần dân tộc là sự kết tinh và thăng hoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, tại nhiều hội thảo và trong các công trình đã được công bố, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của người Việt. Các giá trị truyền thống thường được nói đến là tinh thần yêu nước, thương nòi; độc lập và tự do; đức tính cần cù, siêng năng; tinh thần hiếu học; đức tính khiêm nhường; tính cộng đồng, v.v.. Bên cạnh đó, nhiều giá trị khác đôi khi cũng được nhắc đến, như tính cần kiệm, đề cao tình nghĩa, coi trọng gia đình, không rơi vào tính cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, v.v.. Vấn đề đặt ra là, các giá trị truyền thống đó có phải là những giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam hay đó là giá trị chung của cả cộng đồng châu Á và tất cả các nước hoặc nhiều nước châu Á cũng có. Theo chúng tôi, trong các giá trị kể trên, khó có thể chỉ ra được một giá trị nào đó là giá trị riêng có của Việt Nam. Trên thực tế, một số giá trị kể trên không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nước châu Á khác. Một số giá trị không chỉ là giá trị của các nước châu Á, mà còn là giá trị chung của nhân loại. Do vậy, vấn đề lại là ở chỗ, cần chỉ ra những biểu hiện đặc thù của các giá trị ấy trong điều kiện Việt Nam. Nói cách khác, các giá trị truyền thống của dân tộc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, vừa có những điểm chung mà nhiều dân tộc khác cũng có, vừa có điểm riêng mà chỉ dân tộc mình mới có. Chẳng hạn, cũng là tinh thần yêu nước, nhưng cần nghiên cứu và làm rõ tinh thần yêu nước của người Việt Nam khác với tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Nhật Bản, v.v. như thế nào; nhiều dân tộc có tính cộng đồng nhưng tính cộng đồng của nguời Việt có điểm gì khác. Thành thử, việc nghiên cứu mang tính so sánh trên cùng một thang giá trị như vậy để vạch ra những nét đặc thù của các giá trị truyền thống Việt Nam là cần thiết. Đó là một công việc không dễ và đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây, trên một nét chung nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh hai điểm.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng, to lớn của công nghệ trong cuộc sống, nó không chỉ làm cho người nông dân đỡ vất vả hơn mà còn tạo ra những giống cây mới cho năng suất và chất lượng cao hơn. Một trong những giống cây được cải tạo năng suất đáng kể đó chính là cây lúa nước.

 

Cây lúa là loại lương thực vô cùng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Nó gắn bó với người dân ta từ lâu đời, là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và cũng là cây lương thực xuất khẩu hàng đầu của nước nhà. Lúa nước là loại cây thân cỏ, ưa nước, gieo trồng trên đất phù sa và có nhiều giống loại khác nhau. Chu kì sinh trưởng của chúng trung bình là bốn tháng, không quá dài nên bà con nông dân có thể tranh thủ thâm canh hai vụ một năm để tăng năng suất.

Một cây lúa nước trưởng thành trung bình có độ cao 80cm, toàn thân màu xanh và rỗng hoàn toàn ở bên trong. Lá lúa dài, hình lưỡi liềm nhỏ bao quanh thân lúa. Rễ cây thuộc loại rễ chùm nên không cắm quá sâu xuống đất điều này đòi đất phù sa phải đủ màu mỡ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Từ ngọn của cây lúa, đến thời điểm chín muồi sẽ trổ bông rồi nặng dần xuống thành hạt. Hạt lúa mọc thành chùm, khi còn non thì mềm mại, có màu xanh thoảng hơi sữa còn được người dân gọi là đòng đòng, khi già nó chuyển thành màu vàng, nặng dần và chúi đầu xuống phía dưới. Khi bấm vào hạt lúa thấy cứng và các hạt tròn, mẩy đều như nhau màu vàng ươm thì cũng là lúc lúa được thu hoạch.

Để có được những hạt lúa căng tròn người ta mang những hạt thóc giống được tuyển chọn kĩ càng đi ngâm trong nước ấm và ủ thóc trong thời gian thích hợp. Sau khi hạt thóc nảy mẩm đủ tiêu chuẩn, ta mang chúng đi gieo xuống những luống đất được chuẩn bị sẵn từ trước. Sau khoảng một tháng, từ những hạt mầm đó sẽ nảy nở thành những cây mạ xanh mướt, tuy nhiên chúng lại ở rất sát nhau nên không thể sinh trưởng thật tốt. Lúc này, người nông dân nhổ những cây mạ đó lên và đem đi cấy xuống những mảnh ruộng phù sa nhiều nước được làm đất kĩ. Độ cao của cây mạ thích hợp để cấy dài khoảng một gang tay người lớn. Người ta cầm bó mạ và lấy khoảng 4 - 8 cây, tùy tay người cấy cắm xuống ruộng đất phù sa thẳng hàng ngang và dọc, mỗi khóm cách nhau trung bình từ 20 - 30cm. Cây lúa non sẽ thích nghi dần với mảnh đất mới và hút phù sa từ đó để lớn lên, phát triển thành cây lúa và ra bông. Mỗi hạt lúa mang trong mình một giọt sữa thơm tho, tinh túy của trời đất, giọt sữa ấy đông đặc lại dần trở thành những hạt gạo. Khi những hạt lúa trở nên chắc chắn (bấm tay vào cứng và khó vỡ), vỏ bên ngoài màu vàng ươm thì cũng là lúc người nông dân thu hoạch.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cây lúa nước trong đời sống từ xưa đến nay. Nó không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta mà còn làm nên nền kinh tế nước nhà. Cho dù mai sau đất nước có phát triển hiện đại như thế nào nhưng cây lúa nước vẫn mãi giữ vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân.

21 tháng 9 2021

 sắp lên hạ sĩ r cố lên ::))

11 tháng 2 2023

Gợi ý cho em:

Ngôi trường ... (tên trường) đã dạy em biết bao nhiêu điều hay, nâng bước em vào đời và đưa em đến gần hơn với những ước mơ. Dù mai sau này, trường ... vẫn luôn là ngôi nhà thân yêu của em.