K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2019

giúp bạn này với mình cũng đag cần câu hỏi này

12 tháng 3 2019

trả lời giúp mình ik chiều mình nộp rồibucminh

18 tháng 8 2016

1)Bố mẹ em có hai người con: Anh Hùng học lớp 10 và em học lớp 2. Năm nay, mẹ em 39 tuổi, mẹ sống bằng nghề trồng rau, làm vườn. Vườn rau của mẹ em xanh tốt quanh năm. Hầu như ngày nào, mẹ cũng có rau xanh để bán. Mẹ siêng năng, tần tảo sớm hôm. Vườn rau xanh tốt, hai con khỏe, ngoan và học giỏi là mẹ vui. Em rất yêu mẹ em.

2)Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.

3)Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

18 tháng 8 2016

có mấy đề tớ có nek

nhưng ghi mỏi tay lắm

12 tháng 2 2019

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

12 tháng 2 2019

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp Lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

22 tháng 10 2016

Dòng sông quê em được mang tên là Sông Bồ. Buổi sáng, những ánh nắng ban mai soi xuống dòng sông, lúc đó dòng sông như một thảm lụa óng ánh. Hai bên bờ, những rặng tre còn đọng những giọt sương long lanh nghiêng mình xuống dòng sông. Mặt trời đã nhô lên cao chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông, dòng sông trở nên lung linh đẹp lạ thường. Những buổi trưa hè, chúng em lại rủ nhau đi tắm sông, tha hồ bơi lội thả mình trên sông như muốn tận hưởng hết sự mát mẻ, sự hiền hòa của dòng sông. Chiều về, mặt sông lửng lơ trôi, thi thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những đêm trăng sáng mặt sông mới đẹp làm sao, nó như một tấm gương phản chiếu những ngôi sao, những đám mây và ánh trăng xuống dòng sông. Tất cả thật lung linh, huyền ảo.

Yêu lắm dòng sông quê em, sông đã đem nước về nuôi sống cho những cánh đồng, bốn mùa tươi tốt, đưa cá về nuôi sống những người nông dân. Sau này dù có đi đâu xa em cũng sẽ không bao giờ quên con sông này.

22 tháng 10 2016

Viết đoạn thân bài

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

Viết doạn kết bài

Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.


 

5 tháng 4 2016

quả tang nha 

Cảnh trăng quê thật yên bình và huyền dịu. Nó xua tan cảm giác mệt mỏi hàng ngày khiến ta như bay bổng lên! Cảm giác này thật tuyệt khi đêm nay lại là đêm trăng rằm. Trăng sáng trong, tựa như hạt ngọc của bầu trời. Lấp ló trên mặt trăng là hình ảnh chú Cuội cây đa.Thật là một đêm trăng lộng lẫy giữa làng quê đói nghèo! Vui thật! Thế mới gọi là đêm Rằm Trung Thu! Được ăn bánh Trung Thu, được xem ánh trăng rằm, được đi chơi nhưng vui nhất chắc là chơi lồng đèn. Thắp sáng chiếc lồng đèn giữa đêm trăng tĩnh mịt như đang ước nguyện điều gì ấy! Ôi đêm trăng thật là vui

1 tháng 6 2020

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cugn flúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. Sau 30 phút mưa ròng rã thì đã tạnh hẳn. Những chú chim lại bay tới hót líu lo. Bầu trời quang đãng hẳn, không khí trong lành và dễ chịu hơn. Mặt trời lộ ra với bảy sắc cầu vồng. Cây cối như vừa được tắm hả hê, vươn lên với một sức sống mới.

Mọi người lại ra khỏi chỗ trú và trở về với việc mình đang làm dở, tiếng cười tiếng nói rộn ràng.

Em rất yêu mưa vì nó đã cho cây lá tươi tốt.

Chúc bạn hok tốt~~

25 tháng 10 2021

 Những tia nắng yếu ớt thay thế cho đó là một cơn mưa. Khi mây đen kéo đến thì muôn vàn hạt mưa đổ xuống. Những đám mây cũng dần sà xuống cơn mưa càng đập mạnh vào mặt đất như tiếng vỗ tay của ai đó. Bây giờ thì, bầu trời đã bị tre bởi một bức màn trắng xóa cùng với tiếng mưa và tiếng xe chạy làm hất tung những hạt tung bay vào trong gió. 
 Cơn mưa dần tạnh, mặt trời cũng dần lộ ra rồi chiếu sáng. Những chú chim cũng bắt đầu hót, mọi người quay về công việc của mình. 
 Em rất cảm ơn vì cơn mưa đã đổ xuống để xua tan đi cái nóng nực của nắng. 

24 tháng 6 2021

B1: tham khảo:

Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

 

Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi, giỏi,...”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật.

 

Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười. Bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xòe tay múa theo.

 

Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ. Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

 

Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình

Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

24 tháng 6 2021

THAM KHẢO

B1

Mấy hôm nay, căn nhà nhỏ của gia đình em rộn rã tiếng cười vì dì Út về chơi bế theo cu Bin, con trai dì mới hơn một tuổi. Bé đang tập đi, tập nói rất đáng yêu.

Cu Bin mới chỉ mười lăm tháng tuổi, da trắng hồng, mịn màng như cánh hoa. Khuôn mặt bé bầu bĩnh, đôi mắt đen lay láy mở to thật đáng yêu. Đôi môi bé chúm chím như nụ hồng, miệng tươi tựa thoa son, trông thấy bé là muốn nựng ngay. Đầu cu Bin tròn trĩnh, rất xinh với mái tóc tơ mềm mượt, hoe hoe vàng nâu chứ không đen nhánh. Tay chân bé bụ bẫm, trắng trẻo.

Bé mặc áo thun kẻ sọc xanh trắng và quần ngắn màu xanh dương có dây đeo, trông bé như một chú lính thuỷ tí hon. Chú lính thuỷ này không đi trên tàu, chú đang chập chững tập đi và bi bô tập nói. Cu Bin chưa đi được nhiều. Bé đi nhiều nhất là dăm bước rồi ngồi bệt xuống đất hoặc ngã ngay vào lòng mẹ, cười toe toét. Ấy thế mà bé rất thích tự mình đi, không chịu cho người lớn dắt tay. Bé vịn vào tay mẹ, đứng lên cho vững rồi rụt tay lại, muốn đi một mình.

Bé bước từng bước một, đôi chân bụ sữa dẫm lên nền nhà, tay bé vươn ra theo đà đi tới. Gắng đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà gọi mẹ rất to: “Ma ma... ma ma”. Bé nói tiếng “Ba” là rõ nhất còn những từ khác thì chưa được rõ ràng. Khi muốn ăn, bé nói: “Măm măm” nghe rất dễ thương. Bé cũng biết đòi bế đi chơi trong vườn. Khi muốn đi chơi, bé sà vào lòng em, một tay sờ mặt em, tay kia đập nhè nhẹ vào vai em rồi nói: “Đi, đi, đi...”. Nhân đó, dì út dạy bé nói tiếng “chị” nhưng bé chỉ nói được tiếng “xi” làm cả nhà lăn ra cười.

Cu Bin ngủ ngày hai giấc. Bé ngủ dậy được mẹ cho bú rồi chơi một tí. Bé chơi lúc lắc, búp bê lật đật. Chơi chán, bé tụt xuống đất rồi vịn mép giường đi tới. Để bé tự đi, em đến trước mặt bé cách xe một tí rồi vỗ tay gọi, bé thả tay vịn giường bước nhanh ba bước rồi sà vào tay em. Em vỗ tay hoan hô bé rồi bế bé, hôn thật kêu lên má. Bé thích chí cười nắc nẻ rất dễ thương.

Dì út thường cho bé ăn cháo nấu với thịt và rau củ. Cu Bin thấy chén cháo liền vỗ tay: “măm” làm cả nhà cười rộ lên. Em rất yêu cu Bin, thích nựng bé. Chơi với bé, em hôn bé thật kêu làm bé nhột, cười lên thích thú. Em rót nước, giúp dì cho bé ăn và chơi với bé. Cu Bin rất ngoan, chơi chán, bé đòi bế lên giường và không cần võng đưa, bé nằm ình ra gối thiu thiu ngủ. Thật hay là bé không đòi mẹ, vì dì tập cho bé từ nhỏ, để dì tiện làm việc.

Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Cu Bin đúng là búp hồng trên cành mà cả nhà yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Ở chơi một tuần, dì vào lại thành phố, vắng cu Bin, cả nhà đều nhớ bé.

B2

 

Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.

Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.

Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.

 

Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.

Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.

Xuân đến từ đất trời và cả từ lòng người nữa. Khởi đầu một năm với tuổi trẻ và tình yêu, với đam mê thì dẫu hạ có chói chang hay đông có lạnh lẽo, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào đón, phải không?