Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :
Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản :
Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.
- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu
Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng)
Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....
*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình !
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Đêm ngày ngồi gốc cây đa đó
Xóm cũ ruộng xưa có nhớ chăng?
thể hiện sự oai phong lẫm liệt đã bị mất đi của 1 con sư tử vốn là chúa rừng xanh mà còn phải than vãn
VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm:
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3. Cấu trúc :
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
4. Các phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
5. Nghị luận xã hội
5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu:
Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
6. Nghị luận văn học.
6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Yêu cầu;
+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:
7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.
7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả:
Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.
Câu chuyện cười nha :
Mk sẽ kể cho bạn nghe nếu bạn ko cười
bạn sẽ chết đấy hãy cười đi ko bạn sẽ chết
: )
Lạc vào đồng cỏ xanh
Thiên thần vai có cánh
Cây lá phải có cành
Cậu thì ko có tôi.
Bài làm
Lạc vào đồng cỏ xanh
Thiên thần vai có cánh
Cây lá phải có cành
Em thì phải có anh.
~ Chế ~
Lạc vào đồng cỏ xanh
Thiên thần vai gãy cánh
Cây không cần có cành
Em không cần có anh.
# Học tốt #
1. Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua gồm khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn.
2.Gồn tiêu hóa ở khoang miệng dạ dày, ruột non và ruột già:
+ Ở khoang miệng :Lý học : nhai đảo trọn thức ăn tiết nước bọt làm mềm thức ăn...
Hóa học: Hoạt động của enzim amila trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột chín thành mantôzơ
+ Ở dạ dày : gồm biến đổi lý và hóa học. Lý học là đảo trộn thức ăn để ngấm dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn
Hóa học: Biến đổi protein thành chuỗi protein ngắn hơn dưới suwjtacs động của enzim pepsin trong môi trường axit
+ Ở ruột non:Lý học :Tiết dịch mật dịch tụy dịch ruột
Hóa học biến đổi tinh bột và đương đôi thành đường đơn, protein thành axit amin, lipit thành axitbeos và glyxerin, axit nuclêotit thành các thành phần cấu tạo của nuclêôtit
+ Ở ruột già : Lý học là tiết dịch để phân dễ di chuyển
Hóa học là hấp thụ nước các amin , clo- và na+
3.Tuyến tiêu hóa giúp cơ thể biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất cặn bã
THAM KHẢO
Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.
ÍCH LỢI CỦA VIỆC TẬP THỂ DỤC
Sức khỏe là nhân tố vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Việc luyện tập thể dục quả thực có ý nghĩa lớn lao. Chúng ta có thể thấy rằng tập thể dục giúp cơ thể ta mạnh khỏe. Khi sức khỏe tốt, con người có thể làm mọi việc bằng sức lực, bằng khả năng của mình. Bên cạnh đó, sức khỏe còn tạo ra cho con người những cơ hội, những trải nghiệm và phấn đấu hết mình vì tương lai. Rèn luyện thể dục, thể thao giúp ta có cơ thể tốt, giúp tuổi thọ kéo dài. Việc tập thể dục còn là phương pháp hữu hiệu để giảm stress cũng như áp lực của ta trong đời sống. Khi không tập thể dục, cơ thể con người rệu rã, đời sống tinh thần nặng nề, mệt mỏi. Tập thể dục sẽ cho ta những cơ hội để làm quen cùng bao người có thái độ sống tích cực, vui vẻ, lạc quan. Chính nền tảng cơ thể mạnh khỏe là nấc thang tuyệt diệu nâng ta lên trong cuộc đời này. Hãy thức dậy và tập thể dục thay vì nghịch điện thoại, chìm mình trong thế giới của những sự lười biếng bạn nhé!