Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh củ mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.
Một trong những tác phẩm xuất sắc giàu triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu là Bến quê. Dường như tác phẩm này mang lại cho người đọc nhiều những trải nghiệm về sự suy ngẫm những điều vốn nhỏ bé bình dị trong cuộc đời. Về cốt truyện, “Bến quê” xây dựng nhiều nghịch lý, nhiều sự suy tưởng, ngẫm nghĩ thông qua nhân vật Nhĩ, người đi khắp mọi nơi trên thế giới những ngày cuối đời gắn với giường bệnh. Chính trong khoảng thời gian này, anh phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, quyến rũ của vùng đất bên kia sông Hồng, anh cảm nhận hết được tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật. Đọc Bến quê, dư vị của tình người của sự chiêm nghiệm vẫn thôi thúc người đọc mãi.