Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Trong báo chính trị tại đại hội đại biểu lần thứ 2 của đảng đã trích lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ây tiêu biểu cho 1 vị dân tộc anh hùng". Thật vậy, lời căn dặn của Người là hoàn toàn đúng. Để được sống trong hòa bình, hưởng một cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu người anh hùng dân tộc nagx xuống. Họ nguyện hi sinh, nguyện đổ máu trên thao trường, nguyện rời mái ấm, nguyện rời những người thân thương của mình để cống hiến, để đấu tranh đem lại hòa bình cho dân tộc. Việc làm của họ xuất phát từ trái tim, từ chính lòng yêu nước, từ chính ngọn lửa sục sôi, căm thù giặc trong họ. Các anh không cần sự đền ơn hay ghi nhớ công lao của tất cả chúng ta - những người được ở lại, những người được sống trong nền hòa bình. Nhưng truyền thống của người Việt Nam ta là gì "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta được sống yên bình như ngày hôm nay mà lại không biết nhớ đến những vị anh hùng đã hi sinh tính mạng mình. Thử hỏi xem việc làm ấy có đáng được trân trọng hay không? Là một học sinh, tôi luôn làm theo những lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh và nguyện dâng hiến sức nhỏ bé của mình để cống hiến cho nước nhà.
- Lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng".
- Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Em tham khảo:
Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng.