Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sử dụng yếu tố miêu tả khi:
+ Tả vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", các em có thể vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào làm ở một số đoạn nhất định.
- Tự sự khi:
+ Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.
+ Hoặc, một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.
Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen"
Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.
Vậy sen đẹp như thế nào?
"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"
Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:
"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".
Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”
Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen"
Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.
Vậy sen đẹp như thế nào?
"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"
Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:
"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".
Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.