Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Tham khảo :
Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn. " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!
Tham khảo :
Từ đoạn văn trên, em thấy mình cần phải tuyên truyền, nêu ra những công việc cụ thể như khuyến khích mọi người hạn chế xả rác thải, không dùng nhiều bao bì ni lông, đi nhặt những rác thải nhằm nâng cao và đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên. Vận động, khuyến khích mọi người đi làm những việc có ích cho môi trường.
Lễ khai giảng năm học 2023-2024 là một dịp trọng đại đánh dấu sự khởi đầu mới của một năm học đầy hứa hẹn. Em cảm nhận rằng lễ khai giảng không chỉ là một sự kiện quan trọng để chào đón học sinh trở lại trường, mà còn là một cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhìn lại quá trình học tập và đặt ra những mục tiêu mới cho mình.
Trên hết, em cảm thấy vui mừng và tự hào khi được sống và học tập trong một đất nước có một hệ thống giáo dục phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Việt Nam luôn coi trọng giáo dục và đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của các thế hệ trẻ. Lễ khai giảng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những thành công đã đạt được và cùng nhau xây dựng tương lai tươi sáng.
Năm học mới là cơ hội để mỗi em học sinh định hình ước mơ và hoài bão của mình. Em tin rằng với sự nỗ lực và cống hiến, mỗi em đều có thể vươn tới những thành công lớn lao. Lễ khai giảng là thời điểm để chúng ta cùng nhìn nhận giá trị của việc học, khám phá những tri thức mới, và phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống.
Trên hết, lễ khai giảng còn là dịp để chúng ta cảm nhận sự đoàn kết và tình yêu thương trong cộng đồng học đường. Chúng ta học cùng nhau, chơi cùng nhau, và xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và phát triển. Em hy vọng rằng năm học mới sẽ mang đến nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công cho tất cả chúng ta.
Chúc mừng lễ khai giảng năm học mới!
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
tham khảo ạ
Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.
cảm ơn về bài văn