Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.
Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.
Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.
Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”
Ý nghĩa: Cho dù thiên tai có to lớn cỡ nào thì cũng sẽ không bao giờ thắng nổi trí thông minh của con người và sẽ không bao giờ thắng nổi sự đoàn kết của nhân dân ta .
hok tốt
Bài làm
Tên nước Văn Lang có ý nghĩa là đất nước tươi đẹp sáng ngời, có văn hóa. Văn Lang có nghĩa là đất nước của những người đàn ông khỏe đẹp, giàu có, văn hóa.
Chi tiết "Nước sông dâng cao bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu" thể hiện những ý nghĩa:
- Tượng trưng cho cuộc chiến vô cùng gay go quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Đồng thời còn giải thích hiện tượng mưa gió lũ lụt hằng năm và sự kiên trì dẻo dai trong cuộc chiến chống thiên tai của người Việt cổ từ xưa cho đến nay.
- Mặt khác chi tiết đó còn thể hiện ước mơ chinh phục, chế ngự và chiến thắng thiên tai của người xưa.
- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Bạn tự viết thành đoạn văn nha. Mình chỉ gạch tám chính thôi: -Thể hiện tài năng của Sơn Tinh
- phản ánh công cuộc đắp đê ngăn lũ của người Việt cổ
-thể hiện sức mạnh của con người , ở đây là thời đại Hùng Vương trong công cuộc chế ngự thiên tai
- cho thấy khát vọng của nhân dân ta chiến thắng đc thiên tai lũ lụt
Chúc bạn học tốt
* Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”
- Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt có ở Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Qua hình tượng hai vị thần và cuộc giao tranh ác liệt của họ, tác giả dân gian đã thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ. Câu chuyện làm cho cư dân nông nghiệp tự tin hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả của mình.
- Thể hiện thái độ của nhân dân ta với các vị vua Hùng. Đó là thái độ đề cao, ca ngợi và suy tôn công lao của các vị vua đã có công trong sự nghiệp dựng nước.
* Đánh giá khái quát
- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thể hiện rõ nét ý nghĩa của tác phẩm và cho đến ngày hôm nay, giá trị, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Tham khảo nha em:
Bác là một người yêu đồng bào,dân tộc,yêu các anh bộ đội. Đây là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác Hồ. Bác không ngủ vì bác lo cho các anh ngày mai còn lên đường.Bác phải thức trắng đêm.Tình cảm của bác đối với các anh bộ đội như người cha ;bác đi dém chăn từng người một;Đốt lửa sưởi ấm cho các anh bộ đội. Đối với chúng ta đây là chuyện khác thường. Nhưng với Bác lại là một "lẽ thường tình". Vì Bác chính là Hồ Chí Minh. Và Hồ chí Minh là một người sống quên mình vì mọi người
Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.Cơn giận dữ của Thủy Tinh hàng năm được phản ánh vô cùng độc đáo, hấp dẫn, lý giải hiện tượng lũ lụt hằng năm của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.Ở cuối câu truyện, chi tiết Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại nâng núi Tản Viên cao lên bấy nhiêu đã thể hiện được ước mơ nhưng đồng thời cũng có tính hiện thực ở trong đó. Câu chuyện như một bài học nhắc nhở con cháu sau này phải luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai khốc liệt.
Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.
" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
lên mạng tra "bạn bè của ông cốc cốc, con trai của cụ internet đi bạn" chứ chép ra dài lắm