Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(bài này của mình nha!!!, có thể sẽ khác với bạn nên bạn xem xét nhá vì có thể bạn sẽ chăm hơn mình)
Năm nay em lên lớp 8, càng lên lớp lớn hơn kiến thức ngày càng khó, có những lúc em mệt mỏi vô cùng và thắc mắc:"Học để làm gì cơ chứ". Nhưng bây giờ em cũng đã hiểu ra rằng học hành vô cùng quan trọng, nếu tự đánh giá về năng lực của bản thân thì em thấy mình còn thiếu sót rất nhiều. Ở lớp các bạn sôi nổi bao nhiêu thì em lại càng trầm mặc bấy nhiêu đến khi cô giáo gọi em thì em bỗng giật mình và tỉnh hẳn. Ở lớp em cũng chẳng học giỏi hơn các bạn là bao nhưng nếu trúng môn"tủ" của em (môn GDCD) thì em có vẻ cũng học được. Có lúc cô môn giáo dục giao bài thuyết trình về nhà yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình trước lớp, thời gian ôn luyện là 3 ngày. Trong 3 ngày ấy em cảm giác mình thật nhỏ bé với khối kiến thức lớn, em cảm thấy trán trường và chẳng muốn học nữa. May sao cuối cùng nhóm em cũng thành công xếp hạng nhất, bấy giờ nhìn lại em mới thấy mình thật lười biếng, chưa chăm lo học hành, em sẽ cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn trong các hoạt động tập thể tiếp theo.
dựa trên 1 câu chuyện có thật
ở câu hỏi kia mình trả lời rồi nhé!!!
do bài của một số anh chị cho cậu "tham khảo" ở trên nên bài của mình bị trôi xuống cuối á
Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là một người sống có chứng mực, không phung phí, xa hoa, sống hết lòng vì dân và vì nước. Bác là người không phô trương hình thức bên ngoài, Bác vì dân mà nhịn đói, vì dân mà người chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, vì dân mà bỏ qua cả một thời thanh xuân,.....Người đã vì đất nước mà hy sinh mọi thứ để đất nước có được những tháng ngày yên vui. Vị lãnh tụ ấy dù là chủ tịch nước nhưng lúc nào cũng sống những tháng ngày thật bình dị như những người bình thường khác. Sự tích kiệm của Bác có thể kể ở những tác phẩm truyện ngắn nhưng thật sâu sắc và ý nghĩa cho những thế hệ sau này. Bác còn căn dặn mọi người phải biết tiết kiệm tiền bạc, thì giờ, phải biết tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí,..Những lời áy của người các công dân sau này xin ghi nhớ suốt đời.
tham khảo
Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.”
Hiện nay, ở địa phương chúng ta đã có nhiều nơi được đổi mới rất nhiều, mang lại rất nhiều điều về mặt kinh tế. Nhưng cũng chính vì lý do này lượng rác khổng lồ đã được thải ra môi trường khi chưa qua xử lí. Cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, cảnh đẹp trong sáng nên đã thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan và chụp ảnh nhưng họ đâu biết rằng mỗi lần họ đến thăm là mỗi lần mẹ thiên nhiên mệt mỏi với đống rác thải ngổn ngang không ai sử lí. Với ý nghĩ:" Chỉ là một cái túi nilon thôi mà có sao đâu", ai cũng nghĩ như vậy rồi mỗi người một cái lần lượt thải ra. Chính vì điều này nên em muốn địa phương có thêm nhiều các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, nhặt rác ven các tuyến đường quốc lộ, làm các biển hiệu yêu cầu khách du lịch có ý thức hơn và sử phạt thật mạnh tay với các trường hợp vi phạm để trả lại vẻ đẹp cho mẹ thiên nhiên.
Không được dài như ý muốn nên bạn xem và bổ sung nhé!!!
mình cố hết sức rồi.
viết đoạn văn 15 câu giới thiệu về lễ hội bạch đằng
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta
Tham khảo
Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.
Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn. Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”. Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc.
Bạn tham khảo:
V.Lê-nin từng khẳng định: "Học, học nữa, học mãi". Học là công việc tiếp thu tri thức để làm giàu thêm trí tuệ của mỗi người. Việc học không chỉ là chuyện một vài ngày mà là "học nữa, học mãi" - tức học suốt đời. Như vậy, câu nói của Lê-nin nhấn mạnh việc chúng ta cần học không ngừng nghỉ, học không giới hạn. Sẽ là sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng việc học chỉ diễn ra ở trường lớp. Bước ra khỏi cánh cổng trường học, chúng ta vẫn cần học. Chúng ta không chỉ học từ sách vở, thầy cô mà còn học từ xã hội, từ trường đời với vô vàn kiến thức phải học hỏi. Cụ ông Từ Trung Chánh ở thành hố Hồ Chí Minh là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói "Học, học nữa, học mãi". Cụ dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài lên thư viện Khoa học tổng hợp TP Hồ chí Minh để học Tiếng Anh. Vậy mà vẫn có những bạn trẻ sống lười biếng, thụ động, không chịu học hỏi, trau dồi bản thân. Rồi chúng ta sẽ như những con tàu mắc cạn nếu cứ thu mình trong vỏ ốc kia. Kiến thức không bao giờ là dư thừa và việc học luôn luôn là việc đáng được ca ngợi.
Học tập là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với gia đình và xã hội. Học tập để tốt cho tương lai sau này của bản thân, học để xây dựng và kiến thiết nước nhà. Học tập là nỗ lực cả đời của mỗi con người, học tập không phân biệt tuổi tác, dù có ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần học tập. "Học, học nữa, học mãi là câu danh ngôn để đời của V.I. Lê Nin, câu danh ngôn này khuyến khích con người học tập, cố gắng hơn. Cuộc sống sau này dù có nghèo khổ nhưng chúng ta không thể ngừng tiếp thu kiến thức. Các em học sinh cũng vậy cần cố gắng học tập từng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, người con tốt của đất nước. Các cụ già cao tuổi cũng đừng từ bỏ mà hãy cố gắng học tập, tiếp thu thêm các giá trị văn hóa, phát triển đất nước. Tóm lại chúng ta cần cố gắng học tập nhiều hơn nữa để xây dựng và kiến thiết nước nhà để đất nước chúng ta sánh vai với các cường quốc năm Châu.