Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cô Tô được ban cho vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo.Con người nơi đây cũng vậy.họ chân chất, mộc mạc.Tâm hồn họ như hòa quyện vào nơi đây.Làn da nhộm màu nâu nắng mạnh mẽ rắn rỏi .Hoàng hôn buông xuống.Bầu trời chuyển từ màu xanh sang hồng , vàng cam rực rỡ rồi tím biếc.xa xa đang tiến lại gần là những thuyền bè đang trở về chính ngôi nhà của mình.Như rằng 1 điều :những đứa con của cô tô đã về sau 1 buổi đánh cá cố gắng .Còn những con cá kia là thành quả của chuyến đi. Con ngwuoif cô tô là vậy . Tuy ta nhìn thì cuộc sống của họ không quá là đầy đủ .Nhưng thật chất đối với họ có cô to có gia đình là đủ.Dù phải bươn trải giữa những cơn sóng,sự khác nhiệt của biển.Họ vẫn thích nơi đây.Vì nơi đây là nhà của họ,là nơi họ sinh ra và lớn lên.
câu trần thuật đơn có từ là "con người cô tô là vậy",
câu trần thuật đơn k có từ là với dạng câu tồn tại"xa xa đang tiến lại gần là những thuyền bè đang trở về chính ngôi nhà của mình
Mk ko thấy đoạn trích nào cả!!
Bn tham khỏa nha!
Nguyễn Tuân thật sự tài tình khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Khung cảnh biển đảo Cô Tô được mở ra trước mặt với đầy màu sắc. Trời vừa rạng đông thì "Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây". Cảnh tượng thật trong trẻo, tinh khiết của bầu trời và vầng dương hiện lên "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết". Mặt trời lúc ấy dịu êm, không có chói lóe, không làm nhức mắt người xem. Chúng ta cảm thấy được vầng mặt trời hiền hòa phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả thật là cảnh đẹp trời ban và trên cảnh đẹp đó không thiếu đi hình ảnh con người, một con người lao động. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Tham khảo:
Câu trần thuật đơn có từ là: in đậm.
Thông qua bức thư người bố gửi cho En-ri-cô khi cậu bé đã vô tình nói lời thiếu lễ độ với mẹ, ta thấy được tình mẹ thật thiêng liêng và xúc động. Qua lời kể của người cha, mẹ hiện lên qua với bao sự hi sinh vì đứa con của mình. Là những đêm thức trắng trông con ốm, người mẹ ấy sẵn sàng đánh đổi cả năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin hay hi sinh tính mạng cho con. Tình cảm đó thật thiêng liêng, là tình yêu thương vô hạn mà không có thứ tình cảm nào trên đời có thể so sánh. Người mẹ không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ trog cuộc đời để đổi lại được nhìn thấy con hạnh phúc, trưởng thành. Điều khiến chúng ta suy ngẫm nhất là chi tiết người cha nói về ngày “buồn thảm nhất” của cuộc đời mỗi người là “ngày mà con mất mẹ”. Đó là nỗi đau khổ nhất với mỗi đứa con. Chúng ta dù khôn lớn, trưởng thành, mạnh mẽ đến đâu nhưng không thể tìm lại hình dáng mẹ hiền, tìm lại vòng tay yêu thương che chở của mẹ. Lúc đó dù có hối hận, cầu xin cũng vô ích bởi mẹ sẽ rời xa ta mãi mãi. Bức thư là lời nhắc nhở và cũng là lời tâm sự chân thành của người cha, khơi gợi trong con sự yêu thương và trân trọng mẹ từ tận đáy lòng. Đó cũng là lời nhắc nhở cho mỗi chúng ta bởi “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”.
BN Tham khảo
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi
câu trần thuật đơn : câu bôi đen
????????????????????????????????????????????????????????????
THAM KHẢO
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu! Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hẹ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương sáng trong sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng 8. Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!. Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
câu trần thuật đơn có từ là : Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm là một cậu bé còn nhỏ tuổi, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.
Câu tt đơn có từ là: in đậm nghiêngTham khảo nha em:
Toàn là người bạn thân của em . Bạn có dáng người cao . Khuôn mặt bạn tròn . Làn da bạn hơi đen do hoạt động ngoài trời nhiều . Đôi mắt bạn đen , tròn , lấp lánh như sao sa . Vầng trán cao , rộng , chứng tỏ bạn là 1 người rất thông minh . Toàn rất vui tính và hiền lành với mọi người . Bạn là 1 thành viên ưu tú của lớp . Em rất yêu quý bạn ấy .
=> Dùng để giới thiệu
ham khảo:
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quý”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Bạn tham khảo nha:
Chúng ta đã được học văn bản '' Cô Tô '' của tác giả Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông đã có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về tùy bút và kí, một trong số đó là tác phẩm '' Cô Tô ''. Bài văn đã sử dụng nhiều cảnh thiên nhiên hiện lên trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh. Nhất là cảnh mặt trời mọc được miêu tả qua đoạn văn đầu ở phần thân bài. Cảnh mặt trời mọc thật đẹp và giàu cảm xúc. Hiện lên như một bức tranh thiên nhiên đầy đặn, làm cho chúng ta hiểu biết thêm và cảnh sắc ấy. Mỗi sự vật là một vẻ đẹp riêng biệt được cảm nhận từ cái nhìn đa dạng của tác giả.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô