K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2018

Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà em rất quí nó.

Chiếc bút chì dài bằng một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa cúc mùa thu, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn ấy in một hàng chữ nổi bật, đó là hàng chữ Hanson. Mẹ em bảo đây là nhãn hiệu nổi tiếng. Nghe vậy em càng quí bút chì hơn. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ mới hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào đầu nào em cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt một đầu. Cái gọt khẽ xoay, em nghe tiếng "VO...VO..." khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt xoắn tròn, nhẵn như vỏ gỗ bào của bác thợ mộc. Ngòi chì nhô ra, em thử những nét bút chì đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy trắng. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá, nó thật vừa ý em.

Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ dạo ấy. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học Mĩ thuật, em lại dùng đến bút chì. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ, chị gái của em. Có lúc em vẽ chú bộ đội đang canh gác trên vùng biển của đất nước mình. Có lúc em vẽ ruộng đồng với cánh cò nhờn nhơ trong những chiều vàng hưởng ấm. Rồi em vẽ dòng sông đang dập dềnh sóng nước, bãi phù sa mênh mông đang ôm nước vào lòng... Bút chì đã giúp em nhiều việc lắm. Công dụng của nó rất đỗi diệu kì.

Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một "tài sản nhỏ" thật quí. Nó đồng hành với em trong suốt chặng đường dài. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một hành trang kiến thức.

25 tháng 1 2018

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

bai-van-mau-lop-8-gioi-thieu-ve-mot-do-dung-hoc-tap-cua-em-case

Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây nút điều khiến để điều khiến các bộ phận nhỏ như: ổ đĩa, cổng kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt phía sau của CPU là các ổ cắm:  dây nối CPU với nguồn điện, cổng nối với máy in, máy chiếu, dây nối với màn hình, bàn phím và con trỏ chuột điều khiển.

bai-van-mau-lop-8-gioi-thieu-ve-mot-do-dung-hoc-tap-cua-em-man

Dụng cụ học tập đặc biệt này không chỉ có như vậy, phần thứ hai của nó mặc dù không phải bộ phận của CPU nhưng lại là phần không thể thiếu của CPU. Đó chính là màn hình máy vi tính. Đây là nơi thể hiện kết quả xử lý công việc của CPU. Thông thường, màn hình có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng cho đến ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính được thiết kế hiện đại hơn chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm với hình dáng bắt mắt hơn và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận nêu trên, máy vi tính còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Chiếc bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, các phím điều khiển có chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào bộ vi xử lý của máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay điều khiển, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình như: chuột trái, chuột phải và bi lăn.

Nếu đã được học qua trường lớp thì việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với các bạn học sinh, máy vi tính là dụng cụ học tập với tác dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, truy cập Internet và … giải trí như chơi game, nghe nhạc.  Để có thể sử dụng được máy vi tính, trước tiên, ta phải cắm điện và bật CPU, bật màn hình vi tính. Tiếp đó, để tạo lập văn bản, ta phải mở phần mềm bằng cách nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng chữ “W” có tên Microsoft Word trên màn hình, sau đó sử dụng các phím chữ, đấu …trên bàn phím để nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng thực hiện các thao tác như vậy nhưng với các phần mềm khác nhau và sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

bai-van-mau-lop-8-gioi-thieu-ve-mot-do-dung-hoc-tap-cua-em-chuot

Không chỉ xử lý công việc một cách hiện đại mà nhờ có chiếc máy vi tính, học sinh chúng em có thể trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm cho các môn học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Dụng cụ học tập này không chỉ giúp ích cho chúng em trong việc học tập đâu ạ! Nó còn giúp ta giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc báo hoặc chơi các trò chơi trên máy vi tính…

Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.

3 tháng 5 2019

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

   Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút “ Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.

   Thuyết minh về thể loại thơ lục bát

   Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.

18 tháng 3 2019

a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

  Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)

  Thân bài:

   - Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất

   Hình dáng: Màu sắc, kích thước

   Cấu tạo:

   + Gồm mấy phần?

   + Gồm những bộ phận nào?

   + Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận

   Cách sử dụng

   Cách bảo quản

  Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập

   b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

  Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương

  Thân bài:

   - Vị trí địa lý

   + Diện tích ( lớn, nhỏ )

   + Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?

   + Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

-

   Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)

   + Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…

   + Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

   + Quy mô

   - Nhìn toàn cảnh:

   + Nhìn tổng thể từ xa

   + Nổi bật nhất là điều gì

   + Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

   - Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh

   + Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?

   + Thu hút lượng khách du lịch

  Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng

   c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học

  Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)

  Thân bài:

   Khái quát chung:

   + Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

   - Các đặc trưng của thể loại:

   + Chỉ ra các đặc điểm cơ bản

   + Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt

   - Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại

  Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

   d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập

  Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút

  Thân bài:

   - Nguyên liệu cần chuẩn bị

   - Cách làm tiến hành theo từng bước

   - Yêu cầu về mặt thành phẩm

   - Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm

   - Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

   - Cách bảo quản, giữ gìn

  Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách diễn dịch giới thiệu về bố cục của bài thơ Ông đồ

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách quy nạp giới thiệu về bố cục của sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập một

Sách ngữ văn 8 tập một bao gồm 17 bài tất cả. Trong mỗi bài đều có bố cục như nhau, được chia ra các phần có: phần Văn, phần Tiếng Việt và phần làm Văn và mỗi phần lại có các dạng khác nhau. Phần Văn gồm: nội dung văn bản và tìm hiểu văn bản. Phần Tiếng Việt được chia thành hai có: lý thuyết và luyện tập, còn lại phần làm Văn có cấu trúc tương tự với phần Tiếng Việt. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

12 tháng 9 2018

Giới thiệu truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:- Thanh Tịnh, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Thừa Thiên – Huế, từng dạy học,viết báo và làm văn.- “Thanh Tịnh có một phong cách nghệ thuật gần với Thạch Lam. Nhìn chung, văn ông thiên về cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình xinh nhỏ lắng sâu”.

2. Tác phẩm:- Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” được xuất bản năm 1941.- Truyện đã thể hiện những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

12 tháng 9 2018

Chép trên 123doc à (: ?

2 tháng 4 2023

Tham khảo:

Trên bàn học của bạn hẵn không thể thiếu một cái ống đựng bút xinh xắn. Nếu mua ngoài hàng thì không nói làm gì, nhưng nếu bạn tự tay làm nó thì sẽ rất độc đáo đấy.

Để làm được một chiếc ống đựng bút, bạn cần chuẩn bị: Một tấm bìa cứng với kích thước 12 X 20 centimét. Một tấm bìa mỏng. Giấy màu. Keo dán, kéo.

Đầu tiên, bạn hãy lấy tấm bìa cứng, cuốn lại thành hình trụ để làm ống đựng rồi dùng keo dính lại. Đặt ống đó lên tấm bìa mỏng. Vẽ một hình tròn quanh đáy ống bơ và vẽ hình cây cỏ liền vào hình tròn đó. Dùng kéo cắt rời hình vừa vẽ. Đặt hình vừa vẽ lên giấy màu xanh lá cây, căn đều và dùng kéo cắt rời, dán hai phần lại với nhau. Tương tự như hình cây cỏ, bạn có thể vẽ nhiều hình khác theo trí tưởng tượng của bạn. Phủ giây màu xanh da trời quanh ống, dán lại. Phần hình tròn dán dưới đáy ống, hình cây cỏ phủ gấp lên trên, cắt một sọc giấy bìa cứng làm thân bông hoa sao cho thân đó cao hơn ống một chút và cắt một bông hoa đính vào thân. Cuối cùng, đặt bông hoa đính vào đáy ống.

Vậy là chúng ta đã có một ống đựng bút xinh xắn (chiếc ống này phải bền, đẹp và các mối nối phải chắc chắn). Tương tự như vậy, bạn có thể làm được nhiều ống đựng bút với hình thù và màu sắc khác nhau. Với chiếc ống này, bạn có thể để những chiếc bút vào đó mà không sợ bị thất lạc.

25 tháng 2 2018

Tham khảo :

Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
Thuyết minh về một giống vật nuôi:
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.

25 tháng 2 2018
  • Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt:
    • Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
  • Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em:
    • Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.
  • Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản:
    • Trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56. Chính những quy luật ấy đã làm nên những cái hay cái quy định của thể thơ.
  • Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây:
    • Đào khoe sắc thắm báo hiệu một năm đã qua, năm mới lại về. Năm mới với những thử thách mới, hi vọng mới, niềm tin mới. Sắc đào rộ lên là lúc báo hiệu thời khắc thiêng liêng của một năm lại tới. Người người ai ai cũng quây quần đoàn tụ với gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi vẫn nhớ đến gia đình quê hương mà tìm về vào dịp Tết không quên mang theo cành đào, cành mai về làm quà.
  • Thuyết minh về một giống vật nuôi:
    • Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
  • Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam:
    • Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.
14 tháng 2 2018

a)Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.

Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,... Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...

Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều ***** phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.

Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,...

Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,... phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.

Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước

14 tháng 2 2018

a) bài làm

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: máy vi tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản.

Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.

Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.

Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.

Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.

Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!

Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng “W” (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.

Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...

Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt “virus” - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.