Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất cả những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình - tình mẫu tử thiêng liêng.........
Gợi ý:
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Gợi ý bài 2:Chỉ là ý thui nha
‘Người mẹ có một êm dịu vô cùng…” Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trốn đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vảy… mẹ kéo tay con, xoa đầu con, hỏi..
Con “òa lén khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo… Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt thương yêu của mẹ. tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gì má “màu hồng” Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được ”trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Em sung sướng “đẩu ngả vào cánh tay mẹ”.
Bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi ,nay lại “mơn man khắp da thịt“. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường“. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm ” .Tục ngữ có nói: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ ”.Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”.
Và em khẳng định ngợi ca: “Phải để lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bấu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có mệt êm dịu vô cùng
Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Mọi sự đẽo gọt, tô màu sẽ làm cho hồi kí trờ thành vô nghĩa. Chương “Trong lòng mẹ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị vãn chương đích thực. Lòng con thương nhớ,yêu kính mẹ, sung sướng và tự hào khi gặp lại mẹ. giọt nước mắt, cảm giác êm dịu khi được sống bên mẹ hiền… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo. Những tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí cùa Nguyên Hồng, 60 năm về trước…
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.
Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 -1942 đến tháng 9 -1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”...
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng... Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ...”, "... Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền...”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên...”. Trăng tròn, trăng sáng... xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”... của Tam Nguyên Yên Đổ...
Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay - “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Bài tóm tắt 1
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 2
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 3
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.
1.
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
Ngưỡng mộ nhiều thứ quả là rất thú vị, khám phá mọi điều về họ lại càng thú vị hơn. Ai cũng có một thần tượng của riêng mình, đều ngưỡng mộ và tôn sùng họ, còn tôi, cần gì phải nhìn đi đâu xa khi ngay bên mình đã có một người còn tuyệt hơn cả như vậy? Mẹ tôi là người phụ nữ đảm đang, bà gánh vác mọi việc trong nhà, bà biết nhẫn nhịu với chồng, biết dịu dàng dạy bảo con. Mẹ không đẹp cái ở bề ngoài, nhưng bù lại mẹ đẹp lắm cái tấm lòng bên trong. Mẹ luôn sống để mọi người phải kính trọng, luôn sống để mọi người nhìn vào phải thấy gia đình mẹ hạnh phúc. Và vì thế, mẹ luôn sống hết lòng vì chồng, vì con, vì cả cha mẹ. Tôi nhất định sẽ cố gắng hết sức để lớn lên có thể trở thành một người phụ nữ tuyệt vời như mẹ.
Mẹ - tiếng gọi ấy sao mà thân thương đến thế! Cuộc đời mỗi người ai sinh ra và lớn lên cũng được ấp ủ từ vòng tay mẹ, được mẹ bế bồng, chăm sóc, được mẹ hát ru những khúc hát ru chân thành gửi gắm từ đáy lòng mẹ. Và với tôi mẹ cũng vậy. Mẹ luôn yêu thương và sẻ chia những lúc tôi buồn, tôi vui. Mẹ chăm sóc tôi từng ngày, nếu học muộn tôi chẳng buồn ngủ mà còn hăng say hơn vì đã có cốc sữa mát lạnh bên cạnh mình. Nếu như tôi ốm thì tôi đã khỏi ngay vì có bát cháo hành thơm ngon mẹ xúc cho từng thìa. Với tôi mẹ là như vậy, dù với người khác mẹ tôi không đẹp nhưng với tôi, trái tim mẹ lại là 1 kì quan thiên nhiên vĩ đại mà tôi chưa khám phá hết. Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm.
đây là bài văn diễn dịch à bạn