K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2024

Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp cổ, tương truyền nguyên thủy có 13 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng. Tháp được xây dựng từ thời Trần, nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

em chỉ viết dc như này thui ạ

11 tháng 11 2021

Tham khảo

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

  
11 tháng 11 2021

tham khảo

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

26 tháng 8 2021

Bạn đăng hai lần à?

https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-mot-doan-van-co-khoang-15-dong-ta-ve-que-huong-em-trong-do-co-hai-bien-phap-tu-tumik-dang-can-gap-nen-giup-minh-voi-nhe.1644166022609

26 tháng 8 2021

Sao profile của bạn vẫn là một câu hỏi

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.

16 tháng 1 2018
Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người.Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về.Nhất là vào mỗi buổi sáng mùa hè, quê hương em trở nên đẹp lạ kì. Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây.Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh.Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ , và tiếng hò nhau đi làm đồng , tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động.Trời hửng sáng , sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng tran hòa.Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh sáng vàng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng.Tiếng chim chích chèo hót vàng hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn.Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai , nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng trang trang buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng của mùa thu mà nó là cái nắng ướt của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi.Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình ,con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất , những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường, đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát,em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất .Quả thật, từ xưa đến nay , trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã. Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá.Trời mùa hạ trong xanh với những tảng mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi vô định.Nằm dưới gốc đa đầu đình, có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú.Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm tràn đầy sức sống.Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn.Còn quê hương buổi sớm bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng. Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa. Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như thường lệ.Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Sáng sớm là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.
16 tháng 1 2018

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì em thích nhất là mùa hè. Vì mùa hè có những nét đặc trưng riêng, mùa chúng em không còn bận rộn với sách vở và được vui chơi thoải mái.

Mùa hè có ánh nắng tháng Năm, tháng Sáu chói chang khiến cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùa hè còn có nhiều điều thú vị khác. Mùa hè bắt đầu bằng tiếng ve kêu rộn rã trên cành cây phượng đang nở hoa đỏ chót. Tiếng ve kêu nhức nhối đó như đánh thức giấc ngủ dài của thiên nhiên.

Mùa hè, học sinh sẽ không phải đến trường học bài, được về quê chơi, được bố mẹ dẫn đi du lịch khắp nơi. Mùa hè đến, sân trường vắng lặng, bác trống nằm im lìm chờ một năm học mới.

mieu-ta-canh-mua-he-cua-em

 

Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Khi chiều tà, nắng rớt, hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi, gió vi vu trên những cành cây cao.

Có lẽ không chỉ riêng em thích mùa hè mà rất nhiều người khác thích mùa hè nữa. Đó là khoảng thời gian mọi vật đều bừng tỉnh, tràn đầy sức sống nhất. Mùa hè em được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi, được ngắm những cánh diều bay giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sân.

Mùa hè đến, hoa bằng lăng nở tím cả con đường đến trường của em. Những ao sen cũng bắt đầu hé nụ, chờ đến ngày nở hoa. Em rất thích ngắm bình minh khi mùa hè đến, vì lúc đó sẽ kết thúc một ngày, em sẽ được theo ba đạp xe đi khắp xóm làng.

Mùa hè chúng em sẽ tạm chia tay mái trường và nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Nhưng em ấn tượng và thích nhất khi mùa hè đến sẽ được đi bơi, dòng nước mạt dịu vỗ nhẹ vào mặt. Cảm giác đó thật thích thú.

Em rất thích mùa hè, thích những gì mà mùa hè có. Bởi rằng mọi vật đều tràn đầy sức sống và niềm vui.

:)

12 tháng 1 2022

Vào mùa hè mỗi năm, em thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả. Vào mỗi sáng, ngoại thường dắt em theo mỗi khi ra thăm ruộng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân em mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các chái nhà bốc lèn, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới ... Vậy là một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ thân thương.