K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2019

mình chỉ viết 1 số câu , còn bạn tự ghép lại nhé!

mùa thu là 1 mùa mát mẻ trong năm

hết òi....................................................................

mình chỉ ghép một số câu , còn lại bạn thự ghép lại nhé!

mùa thu là một mùa mát mẻ trong năm

hết òi ..........................................................

26 tháng 10 2021

Biểu cảm trực tiếp: Khi người viết công khai thổ lộ tình cảm, tư tưởng (yêu, ghét, vui, buồn, phản đối, ngợi ca,...) của mình trước sự vật, sự việc, con người,... khi đó họ đang biểu cảm một cách trực tiếp. Cách biểu cảm này thường xuyên được dùng trong các tác phẩm trữ tình, nhất là thơ.

Biểu cảm gián tiếp: khi miêu tả, thái độ và

29 tháng 9 2019

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.  Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ  “Sinh viên’Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.

Về vấn đề đạo đức của HS hiện nay (nói bao quát là đạo đức thanh thiếu niên - TTN), dư luận xã hội cho rằng: HS “chưa ngoan” là do “nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS”; và do môn giáo dục công dân (GDCD - tức môn giáo dục đạo đức) chỉ là môn học phụ.

Hai cách hiểu như thế về nguyên nhân khiến HS “chưa ngoan” - theo tôi - là không khoa học và chưa nhìn thẳng và nhìn sâu vào hiện thực đời sống xã hội, mà chỉ là sự nhìn nhận vấn đề một cách quá đơn giản, hời hợt, sơ sài, né tránh những gì mà họ cho rằng “phạm húy”(?).

Như chúng ta đã chứng kiến thường ngày, qua các phương tiện truyền thông và nhận định của Bộ Công an:  Tội phạm lứa tuổi TTN nói chung và tội phạm trong HSSV nói riêng đang gia tăng nghiêm trọng và có nhiều kẻ phạm tội rất man rợ, gây kinh hoàng cho xã hội và tạo tâm lý thất vọng về “một bộ phận không nhỏ” TTN đang sống rất buông thả, lười biếng học hành và lao động, yêu đương bừa bãi, ham hưởng thụ, thích quậy phá, coi thường luật pháp (chứ không phải là không biết gì về pháp luật!), sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền và ăn chơi - kể cả cướp của, giết người (thậm chí giết cả ông, bà, cha, mẹ...)!!! Song, nguyên nhân chính của tình trạng suy đồi đạo đức của TTN và HSSV là do đâu? Điều này lâu nay cán bộ các cơ quan có trách nhiệm, các chuyên gia tâm lý - giáo dục và các phương tiện truyền thông còn chưa bắt mạch được đúng; còn né tránh khi giải thích nguyên nhân và chưa nhìn sâu, nhìn thẳng vào vấn đề.

Trước hết, nói về môn GDCD. Đành rằng môn học này, chương trình và số tiết dạy (ở tiểu học và THCS) không nhiều bằng các môn văn, toán, nội dung SGK dù chưa hay, biên soạn chưa tốt, nhưng cũng dạy cho HS những điều cơ bản về đạo đức công dân, về lối sống, cách đối nhân xử thế đúng mực. Nhiều GV dạy môn GDCD có thể dạy chưa giỏi, chưa hay, ít vận dụng những điều nêu trong SGK với thực tế đời sống; nhưng nhìn chung, họ cũng chuyển tải được nội dung SGK đến với HS. Ở THCS và THPT, HS còn phải học các môn khác, nhiều tiết (giờ dạy) hơn, như văn, toán, lý, hóa, sử, sinh, địa, ngoại ngữ... Suy cho cùng, môn học nào cũng dạy HSSV những điều đúng đắn, tốt đẹp, đều hướng các em đến với chân - thiện - mỹ, đặc biệt là các môn KHXH&NV. Thực tế môn lịch sử nhiều năm là môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng tại sao HS học rất kém và cũng “chưa ngoan”? Nói khái quát: Nhà trường (cả xưa và nay) không bao giờ xa rời mục đích nhân văn và nhân bản khi truyền thụ kiến thức cho người học. HSSV có tiếp thụ được kiến thức hay không, có trở thành người tốt hay không, còn tùy thuộc vào môi trường gia đình và xã hội. Cho nên, không thể nhận định rằng: Vì môn GDCD (môn đạo đức) chỉ là môn phụ, ít giờ học, dạy không đạt chất lượng, không thi tốt nghiệp, nên HS “chưa ngoan”!

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều: Rất nhiều GV hiện nay thiếu quan tâm và rất ngại việc giáo dục đạo đức cho HS. Vì giáo dục đạo đức thì phải căn dặn, nhắc nhở, phê bình và xử lý kỷ luật HS chưa ngoan, nên GV rất dễ bị HS và phụ huynh thù ghét, thậm chí xâm phạm đến danh dự và thân thể người thầy.

Về nhận định thứ hai, cho rằng: “Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS ...”, tôi thấy cũng là một nhận định phiến diện và rất hời hợt! Đành rằng, có một bộ phận các gia đình - mà trong đó các bậc cha mẹ là những người tử tế (Tôi nhấn mạnh hai chữ “tử tế”, đồng nghĩa với lương - thiện - đích - thực) bận rộn công tác, làm ăn, ít thì giờ dạy bảo con cái. Song, tôi xin hỏi vài điều:

Trong xã hội hiện nay, có bao nhiêu phần trăm các gia đình thực sự tử tế, thực sự sống lương thiện? Đừng dựa vào các con số “hoành tráng” mà vô nghĩa: địa phương nào cũng nhan nhản các “Khu (tổ) dân cư văn hóa”; nơi nào cũng 100% là các “Gia đình văn hóa”! Những con số do “bệnh thành tích” đẻ ra, làm cho những người trung thực, tự trọng và có lương tri cảm thấy nhức nhối, khó chịu và còn thấy xấu hổ! Bởi nó tô hồng, giả tạo, không đúng với thực tế.

Một thực trạng bức bối của xã hội thời kinh tế thị trường sơ khai và do Nhà nước buông lỏng quản lý xã hội, luật pháp không nghiêm! Những cái đó, làm cho đạo đức xã hội ... “lan tỏa” suy đồi nghiêm trọng! Nó làm cho rất đông, rất đông, rất nhiều những người làm ông bà, cha mẹ, anh chị trở nên bất lương, nhiều kẻ trở thành tội phạm nguy hiểm. Ông cha ta có những câu thấm thía: “Rau nào, sâu ấy”; “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”; “Con hư là tại mẹ cha/ Cháu hư là tại cả bà lẫn ông”. Quả thật, loài hổ dữ tất phải sinh “hổ dữ”. Con hổ không thể đẻ ra con thỏ, và ngược lại! Thế thì làm sao mà họ giáo dục được cho con cháu trở nên ngoan ngoãn, chứ chưa nói trở nên người tử tế?

Chủ tịch Hồ Chí Minh có minh triết: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt, thì xã hội mới tốt”. Câu ấy cực kỳ đúng đắn, sáng suốt, có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Bác Hồ rất quan tâm đến đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cũng như Bác rất chăm lo đến môi trường giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, kết hợp hài hòa với giáo dục nhà trường. Con trẻ được sinh ra trong một gia đình lương thiện, thì rất hiếm khi trở thành kẻ xấu, kẻ ác. Khoa học Âu - Mỹ đã chứng minh: Tội ác (và các tính nết của con người) có gen di truyền. Cố nhiên, theo lẽ biện chứng, thì hoàn cảnh xã hội có tác dụng rất lớn tạo nên tính cách con người.

Cho nên, vấn đề HS “chưa ngoan”, phải đồng thời nêu lên ba nguyên nhân chính: 1- Có rất nhiều gia đình có những ông bà, cha mẹ, anh chị không phải là người tốt. Sự thật (qua các biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày và qua báo chí phản ánh) là có rất nhiều, rất nhiều người lớn không tử tế, không lương thiện. 2- Xã hội đang suy thoái về đạo đức, lối sống - trong đó có “một bộ phận không nhỏ” là cán bộ, công chức Nhà nước - kể cả nhiều người có chức vụ cao và rất cao. Điều này không cần phải chứng minh! 3- Văn bản hệ thống pháp luật còn nhiều yếu kém, sơ hở và xử lý pháp luật không nghiêm. Vì thế, muốn cho TTN và HS chăm ngoan, muốn có lớp trẻ tốt để đưa đất nước phát triển phồn vinh, thì trước hết phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục gia đình (Mỗi người lớn phải làm gương tốt cho con cháu noi theo); phải làm cho đạo đức xã hội thật-sự-trong-sáng, thật-sự-tốt-đẹp, đồng thời phải nâng cao chất lượng biên soạn các bộ luật và việc xử lý pháp luật phải kịp thời, nghiêm minh; bên cạnh đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học. Đây là một công cuộc cách mạng nhân văn rất to lớn, một yêu cầu vừa cần kíp vừa lâu dài của đất nước và thời đại, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân phải tiến hành thường xuyên, tích cực, bền bỉ.

Có người khuyến cáo rằng: Ngày nay, muốn cho đất nước phát triển, văn minh, thì chớ quá tập trung vào kinh tế mà xem nhẹ việc phát triển văn hóa - giáo dục và xử lý pháp luật nghiêm minh! Tiếc rằng, xã hội ta còn QUÁ HIẾM những con người trung thực và dũng cảm như thế! Chưa kể là còn QUÁ HIẾM những cái tai biết lắng nghe ý kiến của những người trung thực và thông minh!

TTN và HSSV sinh ra từ mỗi gia đình. Thời gian chủ yếu là các em sống với gia đình và giao tiếp ngoài xã hội. Gia đình chính là mái trường đầu tiên của mỗi người và cha mẹ chính là thầy giáo đầu tiên và suốt đời của các em! Thế nên, gia đình và xã hội có tốt, thì TTN và HSSV mới chăm ngoan, mới trở nên con người tử tế và có ích cho đất nước và dân tộc, mới thật sự nâng cao được chất lượng văn hóa và giá trị con người Việt Nam ta.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em yêu hoa cúc (từ ghéo chính phụ) vì hoa có nhiều cách đan xen khéo léo vào nhau trông vô cùng thích mắt. Hương hoa cúc thoang thoảng và dịu nhẹ. Nó làm cho người ta cảm thấy khoan khoái và đôi khi hình như còn giảm bớt lo âu. Mùa nào cũng vậy, bao giờ bà (đại từ chỉ mối quan hệ xã hội) em cũng chọn khá nhiều những bông hoa cúc mãn khai để làm trà hoa cúc. Em không biết bà đã chế biến thế nào, thế nhưng nhấm một chút nước trà em thấy nó rất thơm, một mùi thơm rất đặc trưng và rất lạ.Gạt đi tất cả những ý nghĩa rối rắm kia, em cứ thế lớn lên và yêu những bông hoa cúc một cách chân thành. Hoa cúc không kiêu sa. Nó đẹp giản dị và sâu lắng. Phải chăng vì thế mà nó cứ gắn bó tự nhiên với những năm tháng tuổi thơ êm đềm (từ láy vần) và hạnh phúc của em.

1 tháng 10 2021

Ủa bạn ơi,cái này là bạn tự tả hay lấy bài mẫu ạ?
 

17 tháng 9 2020

   "Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang"

    Mỗi lần, khi nghe hai câu thơ này em lại nhớ đến người mẹ yêu dấu của em. Từ lúc con người được sinh ra, mẹ đã đón chúng ta bằng vòng tay ấm áp ấy, chở che, chăm sóc hằng ngày. Sữa mẹ nuôi lớn chúng ta như loại nước thánh. Mẹ mạnh mẽ, đảm đang và quan trọng nhất là đều có một tình yêu thương bao la dành cho con. Có thể mẹ sẽ không nói ra điều đó nhưng chúng ta đều cảm nhận được tình yêu đấy từ hành động của mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, làm hết tất cả chỉ để nuôi sống con mình. Người chính là điều quý giá nhất mà chúng ta nhận được từ khi sinh ra được cuộn tròn trong lòng mẹ. Mẹ không hoàn hảo nhưng trong mắt con mẹ là một vị thần, làm được hết tất cả mọi thứ, đem lại sự sống cho con. Mẹ đáng được ca ngợi bằng những lời cầu kì, hoa mĩ mà đẹp đẽ nhất. Biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã viết những tác phẩm về người mẹ nhưng có ai có thể diễn tả hết tình yêu to lớn và công lao của mẹ đâu. Người nhận được sự tôn trọng, quý mến từ tất cả mọi người. Thậm chí, còn có người mẹ từ bỏ cơ hội sống của mình dành cho con, mong con được nhìn thấy ánh sáng mặt trời và được hưởng điều tốt nhất. Đôi lúc, Người có thể khiến chúng ta cảm thấy bực bội bởi lời quát mắng, nhưng mẹ làm thế cũng chỉ vì muốn tốt cho con. Em rất yêu mẹ và em nghĩ mọi người cũng vậy, hãy bày tỏ tình cảm của mình với mẹ trước khi quá muộn. 

28 tháng 3 2021

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công như Lý Thường Kiệt thắng Tống, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trứơc mọi kẻ thù xâm lược.

20 tháng 11 2021

cảm ơn bạn

 

6 tháng 10 2021

D

6 tháng 10 2021

Mik cảm ơn nhé

10 tháng 11 2021

Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!