K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

Nếu như cái chết đầy bi thương của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công, tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm. Thì với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ người đọc sẽ cảm thấy thật thắc mắc rằng chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói, chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh - người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng.

Câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ Trương Sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết. Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hy vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, đau đớn và ngậm ngùi, bao nhiêu sự tiếc nuối dành cho một kiếp “hồng nhan bạc mệnh” quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.

Có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của Nguyễn Dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của Vũ Nương, là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu những lời văn của Nguyễn Dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Trước và sau Vũ Nương, ta bắt gặp Thị Kính, Thúy Kiều - họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến dù bị oan khuất, bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, kính trọng.

Vũ Nương chỉ là một điển hình tiêu biểu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, nhưng lại gặp số phận bất hạnh.Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh như bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.Họ là nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ. Vũ Nương phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức. Vũ Nương là nạn chân của chế độ nam quyền, mà ở đó tư tưởng trọng nam khinh nữ là chủ yếu. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương cũng được " mua" về bằng tiền của Trương Sinh. Không những thế, Trương Sinh còn có tính cách gia trưởng, hay ghen, vũ phu. Điều này càng làm số phận của Vũ Nương trở nên bi đát. Số phận của người phụ nữ phong kiến thật xót xa.Như vậy Vũ Nương là những người phụ nữ phong kiến vừa đẹp người lại đẹp nết.Trong hoàn cảnh phong kiến khắc nghiệt, số phận có bi đát nhưng không làm mờ đi vẻ đẹp của họ.

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng đậm.

Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo. Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến
Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung kết thúc có hậu hay không – phần này hoàn toàn là những tình tiết kì ảo, thể hiện tính chất truyền kì của truyện. Vũ Nương được Linh Phi cứu và sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, đặc biệt là chi tiết kết thúc tác phẩm : “ Vũ Nương ngồi trên 1 chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, theo sau có tới 50 chiếc xe cờ, võng, lọng, rực rỡ dòng sông, lúc ẩn lúc hiện.” Sự hiện diện đẹp đẽ của Vũ Nương chứng tỏ nàng vô tội và ở thế giới ấy, nàng đã được đối xử xứng đáng với phẩm giá của

31 tháng 8 2021

giúp mik với

 

31 tháng 8 2021

Tham khảo:

Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã chọn cái chết để thanh minh cho sự trong sạch của mình, có nhiều nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến cái chết đầy oan nghiệt. Cái chết đó tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục. Trương Sinh đáng lẽ lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ. Nguyên nhân dễ thấy nhất chính là người chồng Trường Sinh đa nghi, nóng nẩy không hiểu trước sau. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là xã hội bất công ,tàn bạo bóp nghẹt quyền sống để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết để thanh minh

31 tháng 8 2021

giúp mik với

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.

23 tháng 9 2021

cho mình hỏi từ Hán Việt là tuè nào vậy ạ 

31 tháng 8 2021

Bn tham khảo tại đây nha:

https://baivan.net/content/nguyen-nhan-sau-xa-va-nguyen-nhan-truc-tiep-dan-den-noi-oan-khuat-cua-vu-nuong.html

23 tháng 8 2023

Dàn ý nha:")

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". 

Thân đoạn:

- Nội dung: tác phẩm tường thuật lại số phận của nhân vật Vũ Nương, phản ánh nên hình ảnh và cuộc đời người phụ nữ thời phong kiến.

- Luận điểm:

+ Lòng yêu thương chồng của Vũ Nương:

-> Biết chồng có tính đa nghi nên Nương luôn lúc nào cũng giữ phép - không khi nào để vợ chồng thất hòa. (thành phần phụ chú)

-> Khi chồng phải đi lính 3 năm, nàng tiễn chồng với những lời tâm tư quan tâm yêu thương chồng thật lòng và không mong giàu sang danh thành chỉ mong Trương Sinh được bình an trở về. (Bạn trích trong SGK lời nói của Vũ Nương nha)

-> Khi bị nghi oan bản thân không trong sạch, Vũ Nương hết lời giải thích cuối cùng Trương Sinh vì quá đa nghi mà đuổi nàng. Không còn cách nào, nàng đành tự mình gieo thân xuống bến Hoàng Giang.

=> Vũ Nương là người con gái nết na, thùy mị, công dung ngôn hạnh yêu thương chồng thật lòng hết mực.

+ Lòng yêu thương con của Vũ Nương:

-> Luôn chăm sóc, quan tâm bé Đản đầy đủ nhất.

-> Sợ bé nghĩ mình không có đủ đầy một gia đình, nàng nghĩ cho con lấy bóng mình và chỉ cho con rằng đó là cha của em.

=> Vũ Nương là một người mẹ giàu lòng thương con.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại lòng yêu chồng thương con của Vũ Nương.

Phép thế: Vũ Nương - nàng.