Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
(Đề 1)
a) Gia đình tôi sắp chuyển sang nhà mới. Chủ nhật vừa rồi cả nhà cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị cho việc di dời. Lúc phụ mẹ dọn lại căn phòng nhỏ phía sau nhà bếp - Căn phòng dùng làm nhà kho - tôi tìm lại được rất nhiều bạn cũ của mình nào là bộ đồ nấu ăn bằng nhựa với những cái nồi, cái chảo, ... be bé, xinh xinh, nào là con gấu bông cũ kĩ, đã mất đi một mắt, và cả một chiếc cặp nhỏ xíu cũng đã cũ. Chiếc cặp đó tôi đã mang đi học những năm học lớp 1, lớp 2.
b) Chiếc cặp đã cũ sờn nhưng khi đem ra lau lại tôi thấy nó vẫn còn vừa mắt lắm. Cặp vừa có quai xách, lại vừa có dây đeo. Dây đeo cặp được làm bằng một thứ vải mềm, được may rất khéo và chắc chắn. Ở hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại. Đặc biệt hai cái móc ấy được làm bằng một thứ kim loại tốt nên vẫn còn sáng bóng. Nút bấm của nó vẫn còn nhạy lắm.
(Đề 2)
Nhà em ở huyện Bình Chánh, ngoại vi thành phố. Nơi đây khá yên tĩnh bởi mức độ phát triển còn chưa cao. Cạnh nhà em là quán nước của bà Năm. Trước quán bà Năm có một cây trứng cá rất to, tỏa bóng mát rượi khoảng sân.
Hãy nhìn những trái trứng cá mà xem ! Trông mới xinh và ngon lành làm sao ! Trái lớn nhất cỡ chừng đầu ngón tay giữa của người lớn, trải nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út. Da trái chín màu đỏ, láng mịn, mọc lấp ló trong kẽ lá xanh trông như hàng vạn chiếc bóng đèn nhỏ xíu. Trái xanh thì da màu xanh nuột, lẫn vào kẽ lá. Ruột trái lấm tấm vàng nhu trứng cá - Có lẽ vì thế mà chủng có tên là trứng cá chàng ? Bỏ một trái trứng cả vào miệng, cắn nhẹ, ta sẽ nghe một mùi thơm dịu, nhẹ thoảng qua và cả độ ngọt của nó cũng chỉ thanh thanh chứ không ngọt sắc.
Vậy mà trứng cá vẫn là thứ trái làm mê li lũ trẻ chúng tôi và là thứ quả được chúng tôi yêu thích mỗi khi chơi trò mua bán, nấu nướng.
Tả Một cây bóng mát
Mỗi khi đến trường của anh trai em, em đều rất ấn tượng hàng phượng vĩ ở sân trường và em thường ngồi dưới gốc cây phượng chờ anh trai em học xong để về cùng.
Hàng phượng vĩ này chắc là rất nhiều tuổi rồi, thân cây to khoảng ba người ôm, vỏ cây sần sùi, các nhánh rễ cây mọc lồm cồm nổi lên cả trên mặt đất. Cây phượng có rất nhiều cành to vươn rộng ra các hướng như cánh tay người khổng lồ. Lá phượng nhỏ li ti nhưng cũng đủ tre mát cả một khoảng sân trường. Hoa phượng rất đẹp, màu đỏ tươi, cánh hoa như cánh bướm, hoa thường mọc thành chùm nhuộm đỏ cả một khoảng sân trường, em thường thấy các anh chị tặng hoa phượng cho nhau và vui chơi dưới tán cây vào giờ ra chơi.
Mỗi khi hoa phượng nở, báo hiệu một mùa hè đã đến, là mùa chúng em phải thi kết thúc năm học, và cũng là mùa em yêu thích vì em sắp được nghỉ hè để đi du lịch cùng gia đình, tắm biển, thăm ông bà ở quê.
Đề 2:
Trước sân nhà em có mảnh đất nhỏ. Ở đó, mẹ em trồng một khóm hoa nhài. Bốn mùa hoa nở mời gọi bướm ong lui tới.
Nhài mọc thành bụi. Thân gỗ nhỏ nhắn, phân làm nhiều cành. Thỉnh thoảng, em vẫn thấy mẹ tỉa bớt cành già đem giâm xuống đất. Một thời gian sau chồi non, lá non mọc lên. Vậy là có thêm một bụi hoa mới. Lá cây hình tròn hoặc hình trứng, một mặt nhẵn bóng, xanh tốt quanh năm. Hoa nhài màu trắng muốt, từng cánh, từng cánh nhỏ xíu tựa cánh hoa hồng xếp khéo léo lên nhau, tỏa hương thơm ngát. Hương hoa nhài đậm đà lan tỏa, nhất là về đêm. Loài hoa hiền dịu ấy âm thầm tỏa hương khi vạn vật say ngủ.
Mẹ em thường hái hoa nhài đem ướp trà uống cho thơm. Mỗi độ hoa nhiều, mẹ còn hái hoa đem phơi khô để dành dùng dần. Hoa nhài khô có thể pha trà hoặc nấu nước tắm, nước gội đầu đều rất tốt. Mẹ em chăm sóc khóm nhài rất cẩn thận. Người tỉa cành sâu, bón phân cho cây rất cẩn thận. Em cũng thường xuyên phụ tưới nước cho cây, vì thế hoa ngày càng xanh tốt. Hoa nở càng nhiều, hương hoa ngày càng nồng nàn, quyến rũ.
Chẳng biết từ lúc nào tình yêu mà mẹ dành cho loài hoa tinh khiết ấy lan truyền sang cả em và ba. Mỗi tối, sau khi ba em làm việc xong, em học bài xong hai cha con lại ngắm khóm hoa, hít thở không khí về đêm trong lành với hương hoa dịu êm lan tỏa. Những lúc như thế, mẹ em lại mỉm cười...
a) Sân trường em rất rộng, lát xi măng bằng phẳng, là một sân chơi lí tưởng cho chúng em. Trong sân còn có những bồn hoa lúc nào cũng xanh tốt, ong bướm đua nhau rập rờn bên những bông hoa rực rỡ sắc màu. Đặc biệt là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường, ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em vui đùa. Bạn nào cũng yêu quý cây phượng.
b) Trước sân nhà em có một khoảng đất nhỏ. Đó cũng chính là một vườn hoa nhỏ do mẹ chăm sóc từng ngày. Mẹ trồng rất nhiều hoa, nào hồng, nào cúc, nào hướng dương. Em cũng góp vào vài cụm mười giờ. Riêng ba em thì luôn chăm chút cây hoa mai. Mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc.
c) Đường vào xóm nơi em ở rất khó tìm bởi nó ngoằn ngèo, bên cạnh đó lại có những vườn rau trái khiến người lạ rất dễ lạc lối. Có lẽ vì thế mà một bác nào đó đã trồng lên một cây dừa ngay đầu xóm. Cây dừa như ngọn hải đăng, dẫn lối, chỉ đường cho khách lạ và như một người bạn thân quen đối với người trong xóm.
Nắng mai trải rộng trên mặt đất chiếu sáng mọi vật. Nắng nhảy nhót trên các chậu mai trước nhà soi lấp lánh các giọt sương trên lá. E ấp dưới nắng, chậu xương rồng bát tiên của bố khoe mấy nụ hoa hàm tiếu.
Cây xương rồng thân trụ tròn, to bằng ba ngón tay em chắp lại, gai đâm tua tua. Cây hoa cao độ năm mươi xăng-ti-mét. Gốc cây to hơn thân một chút và cao lên độ ba mươi xăng-ti-mét thì bắt đầu phân nhánh. Một gốc cây phân thành hai ba nhánh vươn ra phía ánh sáng mặt trời. Trên nhánh, những chỗ đốt cây có đơm mấy nụ hoa. Hoa xương rồng bát tiên màu hồng cam, cánhtròn xếp lên nhau xòe từng cánh thành đóa hoa. Hoa có mùi thơm dễ chịu, thoang thoảng dịu dàng. Lá cây xương rồng hình bầu dục. Xương rồng dễ trồng và chịu dựng nắng rất giỏi nhờ thân của nó chứa nhiều nước. Gai xương rông sắc, có thể đâm thủng tay và nhựa xương rồng rất độc. Bố luôn nhắc em phải cẩn thận khi tưới nước cho cây xương rồng. Đứng cạnh các loài hoa mĩ miều màu sắc rực rỡ như cúc, hồng, lan, hoa xương rồng khiêm tốn mà cứng cỏi nhờ cái thân đầy gai nhọn. Nom cây hoa mới cứng cáp, tự tin làm sao. Mỗi ngày một lần, em tưới nước cho hoa nên hoa nở rất đều. Những đóa hoa xương rồng âm thầm đơm nụ từ lúc nào, để một chiều tưới nước em chợt thấy cánh hoa đã hẻ nở. Hương hoa tỏa nhè nhẹ rủ ong bướm đến. Cánh bướm đậu lên hoa dập dờn như múa lượn. Góc vườn của bố đẹp hẳn lên.
Em rất thích cây xương rồng ở cái dáng cứng cáp của nó. Muôn hoa và cây cỏ đều tô điểm cho cuộc sống của con người thêm đẹp, thêm xinh và thoải mái. Sau giờ học tập, góc vườn của bố là nơi em thư giãn, vận động chân tay. Nơi đây, cạnh các thứ hoa kiều diễm, cây xương rồng cũng góp phần làm xinh thêm góc sân nhà
Ở quê em, cây xương rồng được xem là cây hoang dại. Dọc đường làng, cứ một quãng lại có ba bốn bụi xương rồng. Hàng rào phía sau nghĩa trang liệt sĩ xã em cũng được trồng nhiều xương rồng.
Cây xương rồng cao ngang đầu người. Gốc cây bạc thếch, sần sùi. Mỗi cây có nhiều cành, đứng xa nhìn tựa như những bàn tay trẻ con. Những cành mới mọc có màu xanh bóng mượt; chỉ cần lấy một vật nhọn như cái đinh, cái kim găm nhẹ vào, tức thì mủ (nhựa) xương rồng ứa ra, màu trắng tinh, tỏa ra một mùi hắc nồng rất độc. Cành xương rồng có nhiều cạnh gần giống như khế, từng chùm gai li ti trắng nhọn mọc lên tua tủa. Lá xương rồng như những vỏ hến màu xanh nhạt mọc trên những cạnh lồi của cành phía trên ngọn. Xương rồng phát triển trong mùa xuân. Cuối tháng ba, trong nắng mới, xương rồng trổ hoa. Hoa xương rồng có bốn năm cánh, màu vàng thẫm; mỗi đóa hoa xòe nở chỉ bằng chiếc cúc bấm. Hoa xương rồng thuộc loài hoa “hữu sắc vô hương”, chẳng mấy ai ngó tới. Em chưa nhìn thấy quả xương rồng bao giờ.
Bờ rào xương rồng có nhiều gai nhọn để ngăn trâu bó phá phách. Ong bướm chim chóc cũng chẳng bao giờ đoái hoài đến cây xương rồng. Có điều lạ, em vẫn thấy bố em đi cắt xương rồng về, tỉa hết gai nhọn, nướng trên lò than, làm thuốc xông chân, xông lưng cho bà. Bà vẫn nói: “Cây xương rồng qúy lắm đấy! Nhờ nó mà bà ngủ được, đỡ nhức xưởng …”. Thế mà lâu nay, em vẫn cứ tưởng xương rồng là một loài cây vô tích sự.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…
Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.
Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.
Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.
Tả cây hoa hồng
Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.
Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.
Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.
Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.
Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của: Hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
Những nét đặc sắc của:
+ Hoa sầu riêng: Trổ vào cuôi năm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, hoa kết từng chùm, màu tím ngắt, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
+ Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cánh trông như tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lan tỏa trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt. Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
+ Dáng cây sầu riêng: Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.
Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của: Hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
Những nét đặc sắc của:
+ Hoa sầu riêng: Trổ vào cuôi năm, hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, hoa kết từng chùm, màu tím ngắt, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
+ Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cánh trông như tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lan tỏa trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt. Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.
+ Dáng cây sầu riêng: Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.
a) Cây phượng: Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây bóng mát. Chúng đứng thành từng hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng tôi nhất vẫn là cây phượng già. Hoặc: "Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hai đưa cho. Lật qua, lật lại, bỗng em reo lên: - A! Em biết rồi! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không? - Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng ở đâu không? Ngay sân trường em hôm đi đón em đây. Thấy cánh phượng rơi, sực nhớ đến cách đây mấy năm, trước lúc từ biệt mái trường lớp chị trồng cây phượng này để kỉ niệm một thời đã học ở đây. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi xao xuyến... Mới đó mà đã tám năm rồi". Cây phượng ở sân trường em có lai lịch vậy đó.
b) Cây hoa mai: "Vườn kiểng nhà em có nhiều loài cây quí lắm: nào là thiên tuế, chiếu thủy, cây si, bồ đề, nguyệt quế... Loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Thú thật nhìn cây mai, em cũng chẳng biết nó có giá trị đến cỡ nào. Hôm trước Tết, độ vài tháng, ba thuê người đào lên đặt mào cái chậu kiểng để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn năm mươi năm nay".
c) Tả cây dừa: Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển, ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yêu, thích nhất là được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra .biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn thân thiết của em từ lúc nào không biết nữa.
Nước ta được thiên nhiên ưu ái khi mang đến cho con người rất nhiều loại quả ngon. Mỗi vùng miền lại có một loại đặc sản riêng. Ở miền Nam, loại cây nổi tiếng nhất đó chính là cây sầu riêng.
Sầu riêng là một trong những loại cây thân gỗ to. Chiều cao của cây sầu riêng này có lẽ phải cao đến hơn 10 mét. Gốc cây không to lắm. Từ thân cây, những cành cây nhỏ đâm ra. Mặc dù nhìn chúng trông có vẻ khá là nhỏ nhắn nhưng lại vô cùng vững chắc. Trên ngọn của cây, những cánh lá mọc ra rậm rạp. Chúng có hình trứng thuôn dài, mặt bên trên láng bóng, mặt bên dưới có màu vàng. Những chùm hoa sầu riêng mọc ra ở thân cây có màu trắng rất đẹp.
Mỗi năm khi mùa hè đến cũng là lúc cây sầu riêng kết trái. Quả sầu riêng giống như quả mít, chúng có những cái gai nhọn ở bên ngoài nhưng to hơn. Mùi sầu riêng chín có thể làm thơm phức mấy gian nhà. Đi từ đằng xa, chúng ta đã có thể ngửi thấy mùi sầu riêng rồi. Nếu để một quả sầu riêng chín ở trong nhà thì có lẽ bất cứ đồ vật nào trong nhà cũng phảng phất hương sầu riêng. Đối với em, mùi hương ấy thật thơm ngon và thân quen. Thế nhưng không phải ai cũng thấy mùi hương của loại quả này. Có những người không thể ăn được sầu riêng bởi mùi hương này.
Quả sầu riêng có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến nên nhiều loại thực phẩm ngon. Vì vậy mà em rất thích sầu riêng.
đề 4
Dịp hè vừa rồi em được mẹ cho đi chơi biển sau một năm học vất vả. Chính ngay trên bãi biển xinh đẹp ấy em được nhìn thấy cây dừa lần đầu tiên.
Sau khi chơi cùng biển đã mệt nhoài, em ngồi bên gốc cây dừa tiện thể ngắm nhìn cho thật kĩ. Cây dừa cao, cao lắm như thể nhưng dáng đứng lại không thẳng tít tắp mà hơi cong cong. Gốc cây dừa phình to nhưng thân cây lại thon gọn,to vừa một vòng tay em, dường như càng lên cao độ lớn của thân cây lại giảm xuống.
Bố em bảo cây phải phát triển theo tư thế như vậy vì cây dừa cao quá, nếu phần thân cũng nặng và to như gốc thì cây sẽ dễ bị ngã mỗi khi mưa bão. Em gật gù trầm trồ trước kiến thức mà bố truyền đạt, hóa ra vạn vật đều được tạo hóa phát triển khoa học, phù hợp nhất. Bên trên ngọn cây đó là những tàu lá to mọc ra tua tủa rợn ngợp một khoảng trời , chính vì lẽ đó mà người ta thường hay lấy lá dừa lợp mái nhà hay làm ô mỗi khi có cơn mưa rào bất chợt.
Lá dừa đu đưa nơi trời cao giống như đang nhảy múa chơi đùa cùng các nàng tiên gió. Đặc biệt thứ em thích nhất ở cây đấy là trái dừa. Trái dừa to tròn được bố em đục một lỗ trên đầu để em có thích hút nước. Nước dừa mát, trong veo tinh khiết, uống được một ngụm dừa khi vừa chơi vui mệt nhoài thực là niềm hạnh phúc không tưởng.
Trong quả dừa không chỉ có nước ngọt thanh tuyệt diệu mà còn có cùi dừa thơm thơm giòn giòn. Đối với những quả dừa non, cùi dừa mềm mại, mát mẻ mà trôi tuột xuống bụng, còn dừa già phần cùi lại cứng giòn giòn ăn rôm rốp rất vui miệng. Được tựa đầu bên gốc cây, uống dòng nước thanh mát ngọt dịu quả là thú vui không tưởng.
Em rất yêu cây dừa. Cây dừa vừa mộc mạc, thân quen với làng quê Việt Nam lại có ích vô cùng. Mong rằng cây dừa sẽ phát triển nhiều hơn trên đất nước.