Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
??? ??? ?????? ???????? ?????? ? ? ??????? ? ? ??? ?? ???? ????? ? ? ????? ?? ??? ??? ????? ? ? ?? ?? ??? ????? ??? ? ??? ??? ??? ???? ???? ??? ??? ?? ???? ?? ??? ??? ??? ??? ??? ? ? ?????? ??? ? ? ?????? ??? ??? ??? ???? ???? ??? ?????????? ?????? ??? ?? ??????? ?? ?? ??? ??? ?? ??? ???? ? ? ?? ????? ?? ??? ???? ????? ? ? ? ????? ??? ??? ??? ??? ? ? ??? ??? ? ?? ? ??? ? ??? ? ? ? ?????? ???? ??? ??? ??? ?? ?????? ?? ? ? ? ? ? ???????? ? ??? ??? ? ? ? ?
Nhà Bà Hồng Gần Nhà Bà Đào...bài văn toàn dấu huyền
BÀI LÀM TOÀN HUYỀN
(372 chữ)
Nhà bà Hồng gần nhà bà Đào. Vì trồng nhiều cà mà nhà bà Hồng dành nhiều tiền và làm nhà nhiều tầng, dần dần thành bà hoàng làng này. Còn nhà bà Đào thì nghèo, vì chồng bà cù lần đòi trồng toàn bồ hòn, mà làng này thì cần gì bồ hòn, và bà Đào nghèo càng nghèo, nhà thì tồi tàn, toàn là lều và mùng. Nhà bà Hồng thì giàu vì nhiều gà và bò, còn nhà bà Đào thì nghèo vì vườn toàn chuồng gà.
Chiều chiều, bà Đào thường bần thần ngồi ngoài lều nhìn bà Hồng lùa gà và bò vào chuồng mà lòng buồn buồn vì thèm thuồng. Nhìn vào chuồng nhà mình, chuồng gì mà toàn ruồi, lòng bà Đào càng rầu rầu. Đường vào vườn nhà bà Hồng ngoằn ngoèo, hằng ngày mèo gà và bò thường lần mò tìm đường vào chuồng, nhà bà Hồng giàu thì càng giàu.
Rồi ngày kìa, bà Hồng vì thừa tiền làm nhầm nhà vào vườn cà mà thành nhà nghèo. Gà nhà bà Hồng vì mò nhầm đường mà lần vào chuồng nhà bà Đào. Bà Đào từ hồi nhiều gà, hằng ngày đều làm vài nghìn đề, dần dần dành nhiều tiền liền thành nhà giàu. Bà lừa chồng, cày vườn bồ hòn, trồng toàn dừa là dừa. Rồi vào mùa hè, dừa nhiều cùi, nhiều người thèm dừa tìm vào nhà bà, bà Đào càng ngày càng nhiều tiền.
Còn bà Hồng thì gầy mòn, ngày ngày vùi đầu trồng cà và ngồi chờ mùa cà, lòng buồn phiền vì nghèo nàn. Dù nhiều lần thèm dừa, bà đành thừ người nhìn vườn dừa nhà bà Đào, buồn buồn tình tình. Rồi bà nhìn vào chuồng gà nhà bà Đào, thì bàng hoàng vì toàn là gà nhà mình. Bà liền đùng đùng vào vườn nhà bà Đào, làm hàng tràng: “Đồ Đào đần, mày nghèo mà hèn, làm trò mèo lùa gà nhà bà vào chuồng nhà mày mà thành giàu!”. Bà Đào trừng trừng nhìn bà Hồng: “Mày đừng đùa? Nhà bà dù nghèo thì nghèo, thèm vào lùa gà nhà mày về, gà nhà mày toàn là gà đần, lần lần tìm đường mò vào chuồng nhà bà. Giờ nhà bà giàu rồi, cần gì gà nhà mày, mày làm gì thì làm, đừng nhiều lời!”.
Bà Hồng cần gì nhiều lời, lừ đừ lùa gà từ chuồng nhà bà Đào về chuồng nhà mình, hằng ngày bà đều trồng cà gần chuồng gà. Rồi dần dần, vườn cà vào mùa, vì thèm cà, bò và mèo hàng đàn tìm về, nhà bà Hồng giàu hoàn giàu. Còn nhà bà Đào thì vì chồng bà toàn đòi trồng bồ hòn mà vườn dừa còn vài hàng, nghèo hoàn nghèo.
----------Hết-----------
Nhớ đến tết trước, Thái Tuấn thấy mấy đứa lít nhít kéo đến phía nó, thấy hứng thú muốn đá bóng với chúng. Thấy bóng tới, mấy đứa đó éo đá, cố ý nhắm trúng đít Thái Tuấn đá mấy phát. Thái Tuấn thấy muốn tát chết hết mấy đứa lít nhít quá láo lếu. Mấy đứa lít nhít thấy khó có lối thoát, khóc thút thít, biếu Thái Tuấn mấy cái bánh pháo tép.
Đến tết tiếp đó, Thái Tuấn thấy các chú các bác đón tết khác với các tết trước. Lắm đứa muốn đốt pháo, thấy khó thế- biết các bác các chú cấm mấy đứa đốt pháo. Đến sát tết, thấy có lắm cái gió có lắm cái rét, thiếu vắng cái nắng… Mấy đứa đến chúc tết thấy đói đói chén muốn hết mấy cái bánh tét lớn, chén đến mấy cái rá bánh mới rán xuống, chén tiếp mấy gắp cá chép nướng cháy khét.
Muốn tránh rét, mấy đứa cứ bám sát lấy cái bếp khoác lác với tán phét. Hết đứa lớn đến đứa bé cứ nói đến mấy món trứng tráng, món sốt cá, món nhúng, món nướng… khiến Thái Tuấn thấy muốn chén tiếp quá… Cái bếp cứ tắt ngóm với có lắm khói thế, mấy đứa bé bé rút hết.
Tối đến, mấy đứa lớn hám gái thấy láo nháo có tiếng hát phía cuối xóm. Ngó đến phía đó thấy có ánh đuốc cháy sáng, thấy có ánh nến ánh đóm. Mấy đứa rón rén tiến đến thám thính, thấy mấy thím xúm xít ngắm nghía mấy cái áo mới sắm trước tết. Các thím môde quá, hot quá! Tóc các thím uốn xoắt tít, mắt các thím chớp chớp, ướt ướt. Có thím má lúm lúm, ngó cứ thấy ghét thế?! Có thím xúng xính áo khoác mới, váy mới, guốc mới, tất mới nốt (khuyến cáo: chớ có nói hết tuốt luốt- ví với nói đến yếm mới, áo lót mới với mấy thứ mới khác, chấm chấm chấm). Có mấy thím bế các bé gái má phúng phính. Các bé gái cứ hú hét kéo áo bắt mấy thím bế đến phía có mấy cái quán bán mứt tết, bánh rán, bánh nếp kế đó.
Mấy đứa hám gái đứng ngó mấy thím cứ thấy khoái khoái. Mấy đứa mới sán đến tán phét chém gió với mấy thím. Mấy đứa khoác lác đoán giá cái áo khoác, cái váy, cái guốc, cái tất, cái chấm chấm chấm… Có đứa muốn bế mấy bé gái mới mấy tháng khiến các bé hét toáng. Có đứa lén lén vuốt vuốt mái tóc các thím uốn xoắn tít, chấm chấm chấm… Có đứa cứ đứng ngó ngó cái má lúm khiến chúng thấy ghét thế?! Nói đến cuối, chấm chấm chấm… mấy thím thấy ghét mấy đứa hám gái hết biết, thấy mấy đứa oắt quá lếu láo, đúng đúng, quá đáng lắm, đúng thế đấy! Mắt mấy đứa hám gái cứ hấp háy, cứ chiếu tướng đến cái phía (chấm chấm chấm) dưới rốn các thím?!
Mấy thím thấy cú quá, xúm đến túm lấy mấy đứa hám gái nhúng xuống mấy cái hố nước đóng váng. Mấy đứa cố gắng tránh, có đứa uống hết mấy hớp nước ấy, có đứa cứ toái loái muốn ói lắm! Mới thấy, mấy đứa hám gái ướt lướt thướt, rét cóng, suýt chết! Mấy đứa hám gái hết dám tán phét, rón rén, lén lén trốn mất hút.
Thế mới biết, có hám gái đến mấy chớ có xớ rớ sán đến chém gió với mấy cái thím quá hot!
Thấy Nắng, Khói khoái muốn chết. Khói rón rén đến nói lí nhí với Nắng:
- Nắng! Khói thích Nắng lúc Nắng bé tý xíu, lúc Nắng bú má...
Nói tới đó Khói bí. Nắng nhướng mắt thốt:
- Nhớ lúc Nắng tắm suối nước nóng, Nắng thấy Khói lén lút ngó Nắng, lúc ấy, Nắng chán quá, Nắng ghét quá, Nắng muốn đánh Khói tới tấp mấy cái...
Thấy Khói quá bứt rứt, quá bối rối, Cóc bước đến nói với Nắng:
- Nắng, thấy Khói thế chứ Khói thích Nắng lắm đó! Nắng chớ bức bối, chớ mắng nhiếc, chớ đánh đấm, chớ đá đít Khói...
Nắng ngoái ngó Cóc, ngó Khói, nước mắt rớt xuống... hét:
- Cút, xéo, gấp!"
Rét quá, Khói với Cóc phóng mấy bước, Cóc nói với Khói:
- Quá quắt! Quá quắt! Khói cứ lết tới cuối phố nhé! Kiếm chút cháo, chút bánh tráng Thốt Nốt đớp mấy miếng hết đói, Khói cứ đứng đó, nếu thấy Nắng hết nóng, Khói cứ cố gắng nói tiếp, nói đến lúc Nắng hết gút mắc, hết thắc mắc nhé!
- Khói nhớ, Cóc cứ đến quán cóc phía đó ngắm nghía Khói, nếu Khói có té, Cóc cứ nhắn Tế đến nhé!
2. Công dụng của dấu phẩy là:
+Ngăn cách các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ
+Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
+Ngăn cách một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó
+Ngăn cách các vế của một câu ghép
k cho mik nha,chúc bn học tốt
tả cô giáo
Nếu nhắc đến người mà suốt đời tôi không thể nào quên được bên cạnh gia đình tôi thì đó chính là cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn của tôi. Cho đến bây giờ, hình bóng của cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài ba mươi, nhưng trông cô vẫn trẻ trung lắm. Dáng người cô cao, hơi gầy. Cô có mái tóc dài, đen óng ả, mượt mà lúc nào cũng được cô để xõa đến ngang lưng. Ở người giáo viên ấy tỏa sáng với làn da trắng hồng hào, khiến cô lúc nào trông cũng trẻ hơn so với tuổi. Khuôn mặt cô tròn, cân đối, với một vầng trán cao. Trên khuôn mặt ấy nổi bật lên đôi mắt đen láy, sáng như vầng trăng trên bầu trời, lúc nào cũng ngắm nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến đầy tình yêu thương. Làn môi hồng, mỏng manh, cô hay cười lắm, mỗi lần cô cười lại để lộ hàm răng trắng như sứ, đều tăm tắp cùng hai lúm đồng tiền khiến cô càng thêm duyên dáng. Đôi bàn tay cô mềm mại như búp măng non, ngày ngày viết những dòng chữ nắn nót như rồng múa phượng bay trên bảng.
Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng, mỗi giờ học của cô, tôi như đắm chìm vào trong từng câu từng chữ của bài giảng, lời cô như tiếng ru ấm áp của mẹ ngày tôi còn bé thơ vậy. Trang phục thường ngày của cô rất giản dị mà duyên dáng, khi thì bộ váy công sở nhạt màu, khi thì áo sơ mi cùng quần âu đen nghiêm túc , tất cả đều không làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có của cô mà càng làm cô trở nên đầy thu hút.
Cô là một người giáo viên tận tâm và hết mình với nghề, cô luôn chăm lo, dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Cô luôn yêu thương, dạy dỗ chúng tôi đến nơi đến chốn. Có đôi khi tôi thoáng nhìn thấy những cái nhăn mày, những ánh mắt buồn rầu của cô vì học sinh, những lúc như vậy, tôi càng thương cô hơn. Cũng có lúc cô thường tâm sự, cho học sinh lời khuyên bảo chân thành khi gặp khó khăn. Cô đã từng nói “ Niềm vui của cô mỗi khi đi dạy là được nhìn thấy nụ cười của học sinh, đó là động lực để cô tiếp tục công việc của mình” . Cô chính là một người giáo viên luôn tận tình, gần gũi với học trò, một người giáo viên luôn tràn đầy tâm huyết trong nghề nghiệp.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào , tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào.
2. tác dụng dấu phẩy là
Công dụng của dấu phẩy là:
+ Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+ Ngăn cách các vế của một câu ghép.
- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông canh phòng, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của. Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiếu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.
Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn mình an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng.
“Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.
Hok tốt !~
tham khảo
Chuyện được một bạn học tập tại Đại học Luật - hiện bạn được nhận nhiệm vụ đặc biệt trực thuộc một bộ phận tại Bộ thuật lại:
Tại dịp gặp mặt hội cựu bạn học, một chị bộ đội được tặng một bịch thịt lợn luộc cộng một chục lọ rượu gạo loại nặng độ - loại rượu đặc biệt được lựa chọn tại một cuộc hội chợ. Thật vậy, dịp được gặp mặt hội bạn học thật tuyệt, thật sự trọn vẹn.
Tạm biệt hội cựu bạn học, khệ nệ dạo bộ được một đoạn dọc lộ 1, chị bộ đội chợt mệt mệt, bịch thịt lợn luộc lại thật nặng. Chị bộ đội chợt gặp một cụ bộ đội. Cụ bộ đội tội nghiệp chị, đội bịch thịt lợn luộc hộ chị, được một đoạn lội tận trạm điện thoại tự động.
Chợt chị bộ đội nhận được một cuộc gọi điện thoại. Gọi điện được một chập, chị dự định gọi cụ bộ đội lại trạm điện thoại nhậu thịt nhậu rượu, đặng hậu tạ cụ. Cụ bộ đội bận việc dự tiệc tại một cuộc họp mặt trận huyện, vội tạm biệt chị, dặn chị thận trọng.
Thật đột ngột, một bọn trộm bịt mặt chặn chị bộ đội lại cạnh trạm điện thoại. Tệ thật, chị bộ đội bị mật phục tại đoạn lộ quẹo. Chị bộ đội giật thột, sợ sệt. Bị bọn trộm bịt mặt lộn xộn lục lọi ngực, bụng, chị bộ đội thật ngượng ngập, lập cập. Bọn trộm bịt mặt lại sục sạo lục lọi bịch thịt lợn, chọc bọc rượu gạo.
Bọn trộm dự định thực hiện một vụ trộm thật ngoạn mục, lột thật sạch: lột thịt luộc, lột rượu mạnh… Chị bộ đội gạt được mọi sự ngượng nghịu, chợt bực bội, lại hậm hực, vội chộp được một đoạn gậy gộc dựng cạnh cột trạm điện thoại. Chộp được gậy, chị bộ đội vụt gậy thật mạnh, đập lại bọn trộm. Một cuộc vật lộn kịch liệt thật bạo lực, hệt một cuộc đụng độ tại một mặt trận được tạo dựng lại…
Hậu chuyện đụng độ, hiện tại chị bộ đội bị toạc một thẹo tại mặt, tại ngực. Ngược lại, bọn trộm bịt mặt bị nặng, thật đẹp mặt loại tội phạm: một bị bẹp ruột, một bị sệ thận, một bị rụng tuột mọi bộ phận, thật tội nghiệp.