Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm :
Năm nay lên lớp bốn, em phải sử dụng rất nhiều sách, dù đến trường hay ở nhà, bên em đều có quyển sách Tiếng Việt lớp bốn. Đó là quyển sách Bố đã mua cho em từ đầu năm học.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài khoảng một gang rưỡi, chiều rộng gần một gang tay của em còn bề dày hơn một phân. Nền sách màu vàng, phía trên là hàng chữ nhỏ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới một chút có hàng chữ Tiếng Việt 4 được in bằng màu đỏ hồng và to đặt trong khung thật gọn gàng. Đa số sách giáo khoa của chúng em đều do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Nhưng đẹp nhất vần là tranh bìa: Các bạn học sinh ngồi quanh cô giáo, trên bàn học là những quyền vở, chác hẳn có nhiều điều mới lạ mà cô đang muốn truyền đạt đến các bạn. Hãy nhìn xem các bạn đang chăm chú, ghi chép những lời quý báu của cô, nhưng thôi chúng ta hãy cùng khám phá những điều mới lạ trong từng trang sách nhá. Bên trong các trang sách là những tờ giấy trắng mịn và dày khoảng 183 trang. Trang đầu là phần hướng dần cách sử dụng các kí hiệu có trong sách. Tiếp theo, sách được trình bày theo từng chủ điểm mà các chủ điếm đó đều được tác giả in thành nhiều hình ảnh, màu sắc rất đẹp, bạn nhìn vào tranh là đã muốn khám phá sâu vào ruột sách. Các phân môn đều được sắp xếp theo thứ tự. Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Mỗi bài đọc đều được minh họa bởi hình ảnh, màu sắc đẹp, hệ thông ghi nhớ, câu hỏi gợi ý đều được bô" trí ngắn gọn, súc tích khiến người học dễ hiểu, dễ nhớ. Và cuối bìa sau của sách màu trắng, có hình logo ngôi sao bạch kim và để giữ quyển sách chắc, cứng ta phải kể đến gáy sách có cùng màu với bìa sách được viền đậm hai đầu và chính giữa là tựa sách.
Trước ngày khai giảng, ông bà mua cho em một bộ sách lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt bốn tập một là em mê nhất. Mới cầm quyển sách trên tay, em đã thấy hấp dẫn. Cuốn sách chỉ một trăm hai tám trang, khổ nhỏ và gọn ghẽ làm sao. Bìa sách dày, cứng và đẹp như một bức tranh. Phía trên cùng của bìa ghi dòng chữ: “Bộ giáo dục và Đào tạo” màu đỏ tươi nổi bật. Kế đó là chữ Tiếng Việt ba thật to, đậm bằng màu đen rất rõ. Hình ảnh đẹp nhất vẫn là ông mặt trời tròn vành vạnh chiếm một góc lớn của bìa.Ông đang toả những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Dưới cùng của bìa là một chú nghé béo tròn nghộ nghĩnh đang nghểnh cổ nhìn lên ông mặt trời. Lật giở từng trang, em thấy bài nào cũng hay. Các bài thơ , bài văn xen kẽ được xếp theo từng chủ điểm. Ôi những bức tranh minh hoạ rõ nét, nhiều màu sắc mới đẹp làm sao. Bài nào cũng được chia nhiêu phần: Tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp rất có thứ tự. Em thích nhất là bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Bài văn đó có nhiều từ ngữ hay, đọc lên rất cảm động.
Em yêu quyển sách Tiếng Việt bốn tập một biết bao vì nó đã giúp em hiểu biết thêm quê hương đất nước. Em khoác cho nó thêm một tấm áo ni lông bên ngoài và giữ gìn nó cẩn thận.
k cho mk nha
Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.
Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.
Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.
Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.
Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.
Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...
Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.
“Chích! Chích!”. Thế là con chuột nhắt ăn hại đã bị chị mướp nhà ta vồ gọn trong tay.
Chị mướp có cái đuôi tròn vo như trái bóng con, đôi tai bẹt luôn dựng đứng. Đôi mắt xanh của chị long lanh như hai viên bi thủy tinh. Bộ ria mép dài nhỏ như những sợi tóc thỉnh thoảng lại động đậy. Cái mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt mà lại rất tài đánh hơi đấy nhé. Mùi thơm của thịt cá khó mà lọt qua được cái mũi ấy của chị. Cái cổ ngắn của chị được nối với cái thân hình dài thon được bao phủ bởi một lớp lông mịn màng óng mượt. Bốn cái chân nhỏ mà ngắn. Dưới bàn chân có nệm thịt êm như mút giúp cho bước đi của chị uyển chuyển nhẹ nhàng không gây tiếng động. Toàn thân chị là một chiếc áo màu tàn thuốc có sọc sậm. Những lúc rỗi rãi, chị thường liếm láp cho bộ lông của mình luôn óng ả. Cái đuôi thì dài và mềm luôn ngoe nguẩy, trông ngộ nghĩnh lắm.
Chị có tài bắt chuột. Con chuột nào mà đã lọt vào tầm ngắm của chị thì khó mà thoát thân. Chị nấp vào chỗ kín, nằm im thin thít. Chú chuột nào chủ quan nghênh ngang đi lại thì bị chị vồ ngay không kịp trở tay. Chính những cái vuốt sắc ngọt và rất bén ấy mà lũ chuột phải kinh hoàng bạt vía mỗi khi thấy chị.
Chị Mướp xứng đáng là nhà “vô địch” diệt chuột. Có chị trong nhà lũ chuột không dám hoành hành nữa.
Nhà em mới mua một bể kính nhỏ trang trí cho phòng khách. Bên trong bố em có nuôi vài chú cá nhỏ để thêm đẹp. Trong đó em thích nhất là chú cá vàng nhỏ xinh.
Cá vàng không lớn lắm. Bố em nói chúng là cá cảnh nên kích thước có thể rất bé, chỉ cần em chụm hai bàn tay lại với nhau là nó có thể nằm trọn trong đó. Gọi là cá vàng nhưng chúng lại không có màu vàng mà lại có màu cam sáng bắt mắt. Đuôi cá to, mỗi lần nó bơi, cái đuôi ấy lại chuyển động qua lại giống như chiếc quạt lụa đang phe phẩy. Vây cá nhỏ xinh xếp lên nhau như lớp mái ngói san sát đều đặn. Cá vàng bé nên lượng thức ăn một ngày của nó cũng rất ít. Mỗi ngày em đều cho chúng ăn bằng thức ăn dành riêng cho cá. Bể kính nhờ có những chú cá vàng trở nên đẹp và sống động hơn. Thỉnh thoảng em và bố lại thay nước bên trong bể để những chú cá vàng thấy thoải mái.
Những lúc rảnh rỗi, em lại ngắm và đùa nghịch với chúng. Em rất yêu những chú cá vàng này.
Dàn ý Tả con búp bê
1. Mở bài:
Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.
2. Thân bài:
- Con búp bê có đôi mắt đen láy
- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.
- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.
- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.
- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
- Những ngón tay thon thon búp măng.
- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.
3. Kết bài:
- Em rất thích con búp bê.
- Em cho búp bê ngủ cùng em.
- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.
Tả con búp bê - Mẫu 1
Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Sinh nhật hồi em bước lên lớp một, bố đã tặng em một con búp bê rất xinh xắn và đáng yêu. Con búp bê của em rất đẹp, em rất yêu quý nó.
Con búp bê được làm bằng nhựa. Con búp bê của em cao khoảng 20cm, nhỏ nhắn, xinh xắn được đặt tên thân mật ở nhà là Lisa. Lisa nhìn bề ngoài rất sang trọng với mái tóc xoăn màu vàng óng ả đúng với phong cách những cô gái phương Tây. Cái môi đỏ và chúm chím cười. Mỗi khi em được nghỉ em thường may áo ấm cho búp bê, buổi tối em học bài thì búp bê nhìn em với ánh mắt trìu mến như nhắc em hãy chăm học. Đôi bàn tay có những ngón tay thon nhỏ như chiếc. Em thường thay đổi kiểu tóc cho nó. Lúc thì tết bím, lúc thì buộc nhỏng lên đỉnh đầu. Em rất thích ru búp bê ngủ và chơi cùng em ấy. Búp bê còn có chỗ để pin đằng sau lưng, khi bỏ pin vào thì búp bê có thể phát ra nhạc rất hay. Em yêu búp bê lắm, em chuẩn bị cho búp bê rất nhiều những bộ váy sặc sỡ đủ màu. Em thường xin mẹ để may cho Lisa những bộ váy đẹp lung linh. Trong đó em thích nhất bộ váy màu hồng phủ lớp kim tuyến lóng lánh. Bàn chân Lisa đi một chiếc giày màu hồng, rất phù hợp với chiếc váy. Đây có thể gọi là điểm nhấn tạo nên sự đặc biệt của nó. Màu hồng luôn mang đến sự nhẹ nhàng, nữ tính và xinh đẹp nhất. Lisa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Lisa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Lisa, lòng em cảm thấy phấn chấn hơn. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.
Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.
Tả con búp bê - Mẫu 2
Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em được tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,…Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa – cái tên nghe rất tây.
Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.
Dưới chân cô là một đôi giày cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.
Em dành rất nhiều tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.
Tả con búp bê - Mẫu 3
Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi.
Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh.
Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.
Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.
Tham khảo:
Khu vườn nhà bà tôi xanh mướt với muôn vàn loài cây. Giữa những loài cây thân gỗ cứng cáp, góc vườn nhà bà xuất hiện một bụi chuối tiêu mềm mại, xanh tươi mơn mởn.
Từ xa nhìn lại, bụi chuối mọc liền sát nhau y như một gia đình đoàn kết với nhiều thế hệ khác nhau. Hai cây chuối lớn cao chừng hai mét chắc hẳn là ba mẹ của gia đình. Gốc chuối phình to hơn để nâng đỡ cả cây. Thân chuối thẳng đứng, to bằng cái cột đình, thuôn dần về ngọn và được khoác một chiếc áo choàng nâu bạc phếch. Chiếc áo này chính là những tàu lá đã già, bị khô cong rủ xuống. Lớp phía trong là lớp da màu xanh nõn, các tàu mềm mềm, mát mát xếp chồng lên nhau tạo nên thân chuối. Từ thân, các tàu lá chuối mọc dài như những chiếc quạt lớn. Lá chuối màu xanh biếc, nhẵn mịn, phấp phới trong gió. Chiếc lá trên cùng màu xanh nõn nà, còn cuộn tròn kín. Từ chính giữa các tàu lá mọc ra một bắp hoa chuối tim tím đỏ. Hoa chuối gần giống bắp ngô. Sau một thời gian, từng lớp hoa chuối rơi để lộ ra từng bẹ chuối xanh nõn, óng ánh như . Các bẹ chuối chi chít những quả. Quả chuối tiêu dài hơn một gang tay, cong cong hình lưỡi liềm. Khi còn non, chuối màu xanh tươi. Khi chín, loạt quả chuối xanh dần ngả vàng. Dường như, chuối giữ lấy màu vàng của nắng nên trái chuối chín cứ vàng tươi roi rói. Khi bóc lớp vỏ vàng, quả chuối bên trong tỏa ra hương thơm ngào ngạt như gọi mời người thưởng thức. Mấy cây chuối nhỏ hơn đứng bên ngả nghiêng theo gió. Một vài cây nhỏ xíu mới vươn khỏi mặt đất chẳng khác nào những đứa con mới chào đời. Nhìn “gia đình chuối” thật hạnh phúc bên nhau.
Dù chẳng phải thân gỗ cứng cáp, nhưng bao nắng mưa, bụi chuối tiêu này vẫn lặng yên đứng đó, cho ra bao trái ngọt thơm lừng. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt, thích vị ngòn ngọt khó cưỡng ấy của những quả chuối tiêu.
refer
Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.
Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.
Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.
Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.
Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.
Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.
Tả chiếc bút máy.
a) Năm học mới này em được mẹ mua cho một cây bút máy. Đó là một cây bút hiệu Thiên Long rất đẹp.
b) Cây bút của em dài chừng 13cm, thân của nó bóng loáng, màu đỏ sẫm rất đẹp. Nắp bút được làm bằng kẽm mạ một lớp màu vàng bắt mắt. Trên nắp bút còn có cây ghim nhỏ, trên đó khắc hai chữ Thiên Long, em dùng để gài viết vào tập mỗi khi hết tiết học. Chiếc ghim nhỏ thôi nhưng rất tiện.
đồ chơi mà em yêu thích nhất chính là búp bê Baby . Baby có bộ tóc mượt mà và óng ánh . khuôn mặt sáng sủa và xinh đẹp . mỗi lần khi cầm nó lên , em lại muốn làm váy cho nó . em muốn làm cho nó một bộ váy đầm thật đẹp và nhiều chi tiết trang điểm . em muốn tạo cho nó một bộ tóc kết đẹp hơn và nhiều hoa . trước khi đi ngủ , em thường làm cho nó một bộ vấy ngủ . em tạo dày cho nó nhưng em không làm nhiều màu mà chỉ làm màu hồng và màu vàng , màu tím . em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thần , không làm mất nó , không làm hỏng và không bẻ chân , tay của nó ra . em yêu búp bê Baby của em .
đó là ví dụ của mình . các bạn có thấy hay không . nếu hay thì hãy nói hay và thích . nếu không hay thì cho mình biết để mình làm bài hay hơn nha .
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buôi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn…
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.
Nguồn: https://vanban.edu.vn/em-hay-ta-lai-chiec-cap-sach/#ixzz4zuqG2nhh
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!
Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lảm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tàng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
k nha bn
a) Giống nhau: Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.
b) Khác nhau : - Đoạn a Giới thiệu ngay chiếc cặp - đồ vật cần miêu tả.
- Đoạn b, c : Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.
Đầu năm học lớp bốn, chú Hưng ghé qua nhà em chơi, tặng em một cái hộp đựng bút. Chú bảo: "Chú mua cho cháu để cháu tiện dùng vì lên lớp lớn rồi.".
Em sung sướng cảm ơn chú và mở giấy gói ra xem. Hộp bút hình chữ nhật, làm bằng nhựa tốt màu xanh lơ, dài hơn một gang tay em, rộng bảy xăng-ti-mét, dày độ hai xăng-ti-mét. Vỏ ngoài của hộp in hình búp bê màu tím nhạt thật xinh xắn, nổi bật trên nền xanh của vỏ hộp. Hộp bút có thể đóng mở nhờ một thanh thép trắng ở nắp hộp và hai thanh nam châm ở phần thanh của hộp. Khi mở nắp, nắp hộp lộ ra một tầng nhỏ bắc xếp nối với đáy hộp. Tầng bé nhỏ này có thể đựng bút chì, nhãn vở, tẩy... Phần đáy hộp có cái giắt bút ép bằng nhựa dẻo và một ô nhỏ để đựng cái gọt bút chì. Em lau bút viết sạch sẽ rồi đặt tất cả dụng cụ học tập của em vào hộp bút cẩn thận. Ngắm nghía cái hộp bút, em rất hài lòng và tự nhủ từ đây không phải để viết máy vào ngăn cặp nữa. Có hộp bút, em lấy dụng cụ học tập nhanh hơn, việc giữ gìn bút viết tốt hơn nhiều. Mỗi khi học xong, em đều lau hộp bút bằng một mảnh vải mềm và để nó vào cặp nhẹ nhàng, ngay ngắn. Em giữ gìn hộp bút cẩn thận để nó không bị sờn, trầy lớp nhựa bóng bên ngoài. Như một dũng sĩ cận vệ, cái hộp bút bảo vệ dụng cụ học tập của em bền, đẹp. Mỗi buổi học, em như nghe hộp bút thì thầm: "Tiến lên, cô học trò nhỏ. Chúng tôi sẽ giúp cô bước vào sự nghiệp mai sau.".
Món quà của chú Hưng thật thực tế và hữu dụng. Hộp bút còn giữ thẻ thư viện của em không bị cong, nhăn góc. Mỗi lần mở hộp bút ra dùng em đều nhớ chú Hưng. Em cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng và đền đáp lại sự quan tâm của chú Hưng dành cho em.
Mỗi dịp sinh nhật, em đều được mọi người tặng rất nhiều những món quà đẹp với đủ loại khác nhau: nào là đồng hồ, nào là sách vở, nào là truyện, nào là búp bê... Nhưng trong số đó, em lại thích nhất là chú gấu bông mà bố đã mua cho em vào lần sinh nhật thứ 9.
Chú gấu bông ấy to bằng nửa người em, có một màu trắng muốt vô cùng dễ thương. Bộ lông mềm mịn sờ vào vô cùng thoải mái. Em rất thích dùng một chiếc lược đặc biệt để chải lông cho nó mỗi ngày. Con gấu ấy tuy to mà lại rất nhẹ bởi nó được làm từ bông và vải mà. Cái đầu tròn vo có hai cái tai nhỏ hơi vểnh lên như đang cố gắng nghe ngóng điều gì đấy. Hai mắt màu đen nhánh nhưng mõi khi nhìn vào đôi mắt ấy, em lại có cảm giác như chú đang rất vui vẻ và hạnh phúc vậy.
Cái mũi nhỏ hình tam giác có màu đỏ, làm từ nhựa trông rất dễ thương. Cái miệng là một đường chỉ màu đen được khâu rất khéo léo và tỉ mỉ, trông giống như chú đang cười vậy. Cái thân to gấp đôi cái đầu. Ở cổ con gấu bông là một chiếc nơ màu hồng rất nổi bật. Cái bụng tròn vo rất êm và mềm. Em rất thích được gối đầu lên bụng nó mỗi khi xem ti vi hay nằm nghe bố kể chuyện. Hai cái tay dang ra như đang muốn ai đó ôm vào lòng, cái chân tròn tròn thẳng đứng mềm mại. Em đặt tên cho nó là Bông, lúc nào ở nhà em cũng ôm nó: khi xem ti vi, khi đi ngủ, khi chơi đồ hàng... Bởi nó là món quà rất đặc biệt của bố dành cho em.
Em vẫn còn nhớ năm em học lớp 4, khi gần đến ngày sinh nhật em, bố còn đang đi công tác xa. Khi nghe tin mẹ nói rằng có thể bố sẽ không về kịp, em buồn lắm, chẳng thiết tha gì đến ngày sinh nhật của mình nữa. Mỗi ngày em chỉ ở trong phòng một mình, chẳng còn hào hứng như những năm trước cùng mẹ và anh hai chọn bánh kem, làm thiệp nhỏ xinh mời bạn bè đến. Dù mẹ và anh hai có khuyên thế nào, em cũng chẳng vui nổi.
Rất nhanh đã đến ngày sinh nhật. Hôm ấy căn nhà được trang trí rất đẹp với đầy đủ những quả bóng sặc sỡ sắc màu, chiếc bánh kem hai tầng với rất nhiều bánh kẹo thức uống được mẹ và anh hai chuẩn bị. Bạn bè đến rất đông đủ như mọi khi với những món quà được gói lại cẩn thận. Nhưng em vẫn chẳng thể nở lấy một nụ cười. Lúc ấy em ghét bố lắm, vì bố lại bỏ lỡ sinh nhật của em. Em chẳng còn hào hứng cùng các bạn chơi trò chơi hay cùng thưởng thức những đồ ăn thơm ngon nữa.
Khi bài hát chúc mừng sinh nhật kết thúc, như thường lệ, em sẽ cắt bánh cho mọi người. Đúng lúc ấy, chẳng hiểu sao trời lại bất chợt đổ cơn mưa rào. Khi đang ngồi trong nhà, em nghe thấy tiếng mở của nhà, sau đó là bố bước vào nhà mà cả người ướt sũng nước. Em vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố xuất hiện. Và ngay sau đó, bố đi đến gần chỗ em, thủ thỉ nói lời chúc mừng sinh nhật và tặng cho em chú gấu bông nằm trong túi kính trong suốt còn ướt nước. Em ôm lấy nó mà bật khóc vì cảm động và vui mừng. Thì ra bố đã vội vã đi về cho kịp sinh nhật của em, không quản trời mưa mà nhanh chóng đi về nhà.
Em yêu bố em và chú gấu bông đó nhiều lắm. Món quà ý nghĩa ấy em sẽ luôn giữ gìn cẩn thận để nó vẫn còn luôn mới như ngày nào.
Hằng ngày đến trường, em không thể thiếu người bạn, người thầy chứa chở tri thức- những quyển sách. Trong đó em ấn tượng nhất là quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập Hai.
Em là người yêu thích môn Văn thế nên việc đầu tiên mà em thường làm khi nhận được bộ sách giáo khoa là tìm quyển tiếng việt để ngắm nghía. Dấu ấn ban đầu của em với người bạn này chính là một bức tranh nhiều màu sắc nhưng không quá sặc sỡ mà rất tươi mát với màu xanh dương làm chủ đạo. Sách có kích thước chiều rộng là 17cm và chiều dài là 24cm, vừa vặn để học sinh cầm hay mang theo. Bìa được làm từ chất liệu giấy trơn, trên và dưới đều có những dòng giới thiệu nhỏ về đơn vị. Ngay giữa bìa là dòng chữ “Tiếng Việt” được viết in hoa màu xanh đậm đóng trong một đường viền màu trắng. Chếch xuống dưới là số 5 được tô màu hồng đậm. Và chếch xuống một chút nữa bên phải là “tập Hai” màu đen cũng được in hoa nhưng nhỏ hơn. Bức tranh ở ngoài bìa trung tâm là một nhóm bạn đang quây quần trên một đám cỏ nhìn ra xung quanh là ruộng đồng, nhà cửa, núi non và biển cả. Màu nâu của đất, màu đỏ của những mái nhà, màu xanh của cây cối, màu lam của núi, của biển, của nền trời, tất cả cộng hưởng làm nên cảnh sắc Việt Nam vô cùng tươi đẹp. Và nó càng trở nên sinh động hơn khi có nét vẽ của con người, những bà những mẹ đang cấy xuống thửa ruộng từng cây lúa, với bác nông dân dắt con trâu ra đồng cày bừa. Nhóm học sinh được vẽ rõ ràng chi tiết nhất cũng đến từ nhiều vùng miền khác nhau bởi còn có bạn mặc chiếc váy thổ cẩm rất sặc sỡ, nét mặt ai cũng vui tươi, hớn hở. Bìa sách đã tạo cho em rất nhiều nguồn cảm hứng để học tập. Bên trong mỏng hơn nhưng độ trắng vừa phải với mắt của chúng em. Tiêu đề bài học cho đến nội dung bài học được in với những kiểu cách màu sắc khác nhau để phân biệt nhưng đều rõ ràng và bắt mắt. Đặc biệt, bài học nào cũng có hình vẽ minh họa sinh động khiến tiết học càng trở nên hứng thú hơn.
Đây sẽ là người bạn theo chân em đến trường trong nửa năm học bởi vậy em luôn có ý thức giữ gìn và trân quý quyển sách này.
Bước vào năm học lớp 5, mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa và quyển sách luyện Toán và Tiếng Việt. Quyển sách mang nội dung của nhiều phân môn nhất chính là sách Tiếng Việt. Hai tuần trước Tết Nguyên đán, chúng em học đến sách Tiếng Việt tập hai.
Quyển sách hình chữ nhật, chiều dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng mười bảy xăng-ti-mét. Bìa sách được láng ni lon bóng, trong suốt.Quyển sách còn thơm mùi giấy mới. Từng hàng chữ của bài học in trên giấy tốt, màu trắng ngà. Mặt trước trang bìa in hàng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng kiểu chữ in hoa. Tên sách: Tiếng Việt 5, tập hai in liền kề bên dưới. Cuối trang sách in logo và tên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Hình vẽ ở trang bìa là một bức tranh với khoảng không gian bao la, màu sắc hài hoà, đẹp mắt. Hình in một nhóm học sinh ngồi trên bãi cỏ, bạn trai chỉ tay về đường chân trời. Xa xa, các bà, các chị đang cấy lúa, bác nông dân đang bừa trên ruộng. Bầu trời xanh trong. Phía chân trời, nơi tiếp giáp với mặt biển, thấp thoáng vài con thuyền ở ngoài khơi xa, trông thật bé nhỏ giữa mặt biển mênh mông. Từng đàn hải âu tung cánh trên bầu trời. Cảnh đẹp của đất nước được hoạ sĩ thu gọn trên bìa sách thật tài tình: những ngôi nhà lấp ló trong cây; núi xanh thẫm, sừng sững đón sóng và gió biển.... Cảnh đẹp ấy cũng là một phần nội dung của quyển sách mà chúng em sẽ được học. Mặt sau trang bìa dán tem chống in giả của Nhà xuất bản Giáo dục, góc cuối trang có giá tiền quyển sách.
Sách dày độ một xăng-ti-mét, gồm hơn 170 trang bao gồm cả mục lục sách. Sau trang bìa lót có ghi tên của những người tham gia soạn sách và tên sách là đến trang ghi các kí hiệu dùng trong sách, phần cuối trang in tên Ban Biên tập sách, là phần không thể thiếu của một quyển sách khi ấn hành và xuất bản.
Chương trình Tiếng Việt học kì II gồm mười bảy tuần, bắt đầu từ tuần mười chín và kết thúc ở tuần ba mươi lăm. Nội dung bài học được sắp xếp theo từng chủ điểm, bao gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trang đầu mỗi tuần có hình minh hoạ được in màu. Bài học bố trí trên từng trang sách rất khoa học, dễ đọc, dễ tra cứu. Tên phân môn, tựa bài được in to, rõ ràng. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Tất cả ghi nhớ của bài học đều được đóng khung màu nổi bật trên nền giấy trắng. Các tiết ôn tập giữa học kì và cuối học kì II được soạn công phu, súc tích, rõ ràng giúp chúng em dễ học, dễ nhớ bài. Mỗi bài học gồm nội dung bài, ghi nhớ và luyện tập. Sau mỗi tiết học nghe cô giáo giảng bài, mọi điều ghi trong sách của tiết học đó in sâu vào tâm trí em. Em xem lại sách là thuộc ngay bài, nhất là sau khi làm xong phần luyện tập. Để chuẩn bị bài mới, em đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong sách. Như thế, đến lớp, nghe cô giảng bài, em hiểu bài tường tận hơn.
Sách của em được bao bìa dán nhãn cẩn thận. Em giữ gìn sách, không làm cong bìa, cong góc sách, không viết vẽ, ghi chú vào sách.Khi học, em lật giấy nhẹ nhàng, đóng và mở sách nhè nhẹ. Nhờ thế, sách của em luôn mới và sạch đẹp, nhìn rất thích.
Kiến thức vô tận của loài người đều được lưu giữ trong sách, trước hết là sách giáo khoa. Em rất quý sách, xem sách như người thầy thầm lặng cung cấp kiến thức cho em. Em giữ sách mới để cho em trai của em còn sử dụng và mẹ đỡ tốn tiền phải mua sách cho cả hai anh em.