Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Đây là một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Bạn kham khảo câu trả lời này nhé !
Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.
Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:
‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘
Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:
‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.
Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’
Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.
Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.
Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:
‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’
Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:
‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘
… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’
Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:
‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…
… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘
Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả
cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
Tham khảo !
Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.
Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:
‘Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời‘
Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:
‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.
Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’
Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.
Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.
Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:
‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’
Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:
‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘
… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’
Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:
‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…
… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘
Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả
cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.
1. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc có liên quan đến chuyện lão xin bả chó của Binh Tư.
2. Thương thay thân phận những người nông dân như lão Hạc.
Kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc: Chuyến tham quan khu di tích K9 Đá Chông
Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần thăm sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc. Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị TW Đảng. Xung quanh là hệ thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường K9. Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác. Ngày 15/12/1969 công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969 thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn, đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.
Về cơ bản từ năm 1969-1975, thi hài Bác được giữ gìn ở đồi Đá Chông (có thời gian không dài ở K2). Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, tại K9 đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát về Hà Nội. Đến 20 giờ ngày 18/7/1975 đoàn xe về đến quảng trường Ba Đình. Kính cẩn và trang nghiêm đưa thi hài của Bác vào Lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người. Hiện nay, K9 đã trở thành nơi một thời giữ yên giấc ngủ của Bác, Bộ Tư lệnh Lăng bố trí bộ phận tiếp đón các đoàn cán bộ và nhân dân toàn quốc về thăm K9. Tại đây du khách thắp hương Nhà thờ Bác Hồ, tham quan khu vực bảo quản thi hài Bác vẫn được giữ nguyên trạng gắn với nhà kính, nhà hầm và các phương tiện kỹ thuật máy móc. Bên trái của khu đồi là dòng sông Đà êm đềm chảy, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm với cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng.
Một địa điểm giúp chúng em có cái nhìn rõ nét hơn về lịch sử, về một thời nhân dân ta đã kháng chiến, chiên sdaasu gian lao để bảo vệ tấc đất non sông. Và hơn hết, chúng em thấy được trách nhiệm của lớp trẻ đối với dân tộc.
Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.
Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.
Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.
Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.
Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.
Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.
Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.
Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.
Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.
Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.
Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.
Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.
Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:
“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.
k mk nhak
Thanks <3
Lặng Lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.
“Lặng lẽ Sa Pa” khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch Sapa nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan tỏa ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.
Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sapa) ở độ cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.
Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.
Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tụy, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.
Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.
Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.
Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm áp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.
“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.