K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                              Bài làm

        Có thể thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như chính là “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”… để nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người. Và những câu nói này dường như cũng gây biết bao những ý kiến trái chiều.

           “Ở hiền gặp lành” câu nói có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi được như vậy thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Và chúng ta cũng không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì chắc chắn rằng con cái của họ cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây ta cũng phải hiểu sao cho rõ ràng, nó dường như không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội hiện nay. Chúng ta có thể hiểu “lành” trong câu nói chính là những may mắn, những sự hạnh phúc viên mãn đến với cuộc sống của những người “ở hiền”.

Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân - quả như: Gieo gió gặt bão, Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác... nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.

Nhưng không phải ai ở hiền cũng gặp lành và lúc nào kẻ ác cũng bị trừng trị. Do đó ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành vẫn tiếp tục được đưa ra bàn cãi. Trong cuộc tranh luận ở lớp, em cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.

Ở hiền gặp lành có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi... thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.

Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau... thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.

Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!

Thật ra, những điều trái với quy luật nhân - quả ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau, tạo thành thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi chưa trừng trị chúng kịp thời hoặc xử lí chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, mỗi gia đình và rộng ra toàn xã hội.

Chúng ta cũng không nên hiểu ở hiền chỉ có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều hay, điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống của toàn dân.

Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.

Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.

3 tháng 5 2017

mình không biết có đứng hay không, để mình thử xem :

câu 1: C

câu 2 : D

câu 3 : D

câu 4 : B

câu 5 : A

câu 6 : A

câu 7 : D

câu 8 : A

II tự luận

câu 1:

trong bài " Bài học đường đời đầu tiên " của Tô Hoài, ta thấy được tính cách, cử chỉ, điệu bộ của Dế Mèn qua từng lời của tác giả. Tính cách hống hách, hung hăng, bậy bạ, nói mà không biết nghĩ. Nhờ tính cách đó, Dế mèn đã phải trả giá cho việc làm không biết suy nghĩ của mình ảnh hưởng đến người khác cuối cùng để lại cái kết bi thảm không dám lường trước đó là Dế Choắt đã chết và để lại một câu " Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ sớm muộn cũng mang vạ vào thân " . Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là so sánh, nhân hóa. Biện pháp nghệ thật này nhấn mạnh hình dáng, tính cách của nhân vật Dế mèn và Dế Choắt. Cũng tạo thêm cho câu chuyện sức hút trong mắt độc giả, nâng câu truyện lên một tầng cao mới.

câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp nhân hóa.

Biện pháp nhân hóa nhấn mạnh cây tre như một phần con người Việt Nam. "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù"nói lên sự dũng cảm của cây tre." Tre xung phong... con người " nói lên việc tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ nhân dân. Qua các câu truyện cổ tích như Thánh Gióng, ta cũng thấy sự nổi bật của cây tre đã giúp Thánh Gióng có vũ khí đó là chính bản thân cây tre. " Tre, anh hùng... chiến đấu!" nhấn mạnh rằng tre là một anh hùng lao động và chiến đấu kiên cường dũng cảm bảo vệ tổ quốc. Một biểu tượng cho tính cách dân tộc Việt Nam.

còn bài 3 : Mình không thể dùng ý văn của mình mà bạn phải dùng ý văn của chính bạn mới được. Chúc bạn thi tốt nhé!

3 tháng 5 2017

Thank you

28 tháng 9 2017

3.Viết 1 đoạn khoảng 6-8 nêu ý nghĩa của chi tiết Niêu cơm thần.

-Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
-Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

28 tháng 9 2017

2.Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu ý nghĩa của chi tiết Tiếng đàn thần

Bài làm

Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc.
Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông, chữa khỏi bệnh cho công chúa, tiếng đàn còn giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của công lí, của nhân dân yêu chuộng hòa bình. Có thể nói tiếng đàn này là tiếng đàn đẹp nhất, giàu ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

23 tháng 4 2017

Khi tách khỏi phần âm nhạc và trình bày dưới dạng văn bản, ca từ trong một bài hát gặp rất nhiều thiệt thòi. Với trích đoạn Lạc trôi, rõ ràng học sinh làm bài chỉ có thể tiếp cận nó dưới dạng... một bài thơ tự do.

Nhưng, xét theo dạng thể hiện ấy, chủ đề, ngôn từ và thông điệp của trích đoạn đều không rõ ràng và chặt chẽ, thậm chí là khá mông lung và khó hiểu, đối với cách tư duy thông thường. Những câu như: "Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi" hay "Trống vắng bóng ai dần hao gầy" là điển hình

Có lẽ Sơn Tùng cũng không hình dung sẽ có ngày “Lạc trôi” của anh vào đề thi

Nếu theo tư duy logic thông thường, chúng ta đều hiểu không ai nói như thế cả. Còn theo cảm nhận tổng quát, cá nhân tôi thấy trích đoạn chỉ là những cảm xúc mơ hồ, vô định, xen lẫn giữa sự chán chường, lạc lõng và đau khổ... thay cho việc biểu lộ một tư tưởng gì đủ rõ ràng. Và không khí chung từ trích đoạn này là cảm giác... não tình.

Là người nghiên cứu ngôn ngữ, tôi thấy cố gắng lắm thì 2 câu hỏi đầu (về phương thức biểu đạt và các từ Hán Việt) cũng có thể tạm chấp nhận – dù nếu bàn kĩ thì sẽ còn rất nhiều vấn đề. Nhưng 2 câu hỏi tiếp theo thì không hề ổn.

Bởi, sự đan xen lộn xộn giữa những ngôn từ về bi quan, mất phương hướng, thậm chí có lúc như là... kêu cứu trong trích đoạn là không thể đủ cho sự tường minh cần thiết của một thông điệp. Và khi gắn với quan niệm được gợi ý trong câu hỏi tiếp theo, học sinh rất dễ rơi vào cảnh viết hú họa, viết đón ý về trích đoạn này.

Còn quan niệm được gợi ý về hạnh phúc lại không có gì ăn nhập với trích đoạn, không có duyên cớ gì để đi tới ý tưởng "hạnh phúc không có sẵn". Sẽ dễ hiểu hơn, nếu trích đoạn đủ cho các em hình dung câu chuyện về một người đi tìm hạnh phúc, nhưng vì lý do gì đó lại thấy thất vọng, thấy hạnh phúc là một khái niệm viển vông, không dễ kiếm tìm.

Tôi không phê phán, thậm chí là đánh giá cao việc đưa ra những đề thi có tính thời sự và thực tế. Nhưng, trong trường hợp này, "sáng tạo" của đề thi không thành công, vì môn Văn cần những tiêu chí đặc thù đảm bảo khả năng cảm thụ tiếng Việt.

Ca tu 'Lac troi' cua Son Tung M-TP: Bi quan, mat phuong huong, co luc nhu keu cuu - Anh 2

Đề thi của trường THPT chuyên Vĩnh Phúc

TS Trần Ngọc Hiếu (ĐH Sư phạm HN): Chưa đủ sâu sắc để phân tích

Giảng dạy về chuyên ngành văn học, tôi vẫn thường xuyên tìm hiểu về các đề thi cho môn học này tại môi trường THPT. Nhìn chung, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đề thi văn phải có phần đọc hiểu văn bản, một điều đáng buồn là các giáo viên thường lấy những bài văn, bài thơ rất đơn giản, cũ kỹ về ngôn ngữ để làm tiêu chí đọc hiểu. Cách lựa chọn như vậy ảnh hưởng rất tiêu cực, vì văn học là môn học duy nhất nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của các em.

Do vậy, việc trường chuyên Vĩnh Phúc đưa một ca khúc mới nổi, được giới trẻ ưa thích vào đề thi là điều không đáng bị lên án, thậm chí cần được nhìn nhận công bằng về những khía cạnh tích cực.

Nhưng, để xuất hiện một cách thuyết phục trong đề thi, ca từ phải chứa đựng nhiều giá trị thẩm mỹ. Để rồi từ đó, người dạy mới có điều kiện nâng cao được nhận thức thẩm mỹ của các em. Lạc trôi chưa làm được điều này.

9 tháng 1 2018

Mở màn năm 2017 bằng một MV siêu phẩm mang tên "Lạc trôi" và chỉ tốn đúng 1 ngày để thu về hơn 1 triệu lượt xem, Sơn Tùng M-TP đã thực sự chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình. Không chỉ gây ấn tượng bằng giai điệu gây nghiện, nội dung sáng tạo, độc đáo mà MV mới của Sơn Tùng còn gây tò mò nhờ vào những bối cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là với những khung hình được quay ở ngoài trời.

Rất nhiều người đã tò mò đi tìm kiếm thông tin về chốn bồng lai tiên cảnh đẹp không khác gì trong những bộ phim cổ trang này. Và thật bất ngờ, toàn bộ những cảnh quay này đều được thực hiện ngay tại Việt Nam chứ không phải một đất nước xa xôi nào khác, thậm chí còn rất gần Đà Lạt - địa điểm du lịch quen thuộc của tất cả bạn trẻ. Được biết nơi thực hiện những cảnh quay "nửa mơ nửa thực" này chính là ngôi chùa nổi tiếng Linh Quy Pháp Ấn ở Lâm Đồng.

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 2.

Hình ảnh từ MV "Lạc trôi" của Sơn Tùng M-TP

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 3. Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 4. Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 5.

Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía Nam, chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Nơi đây từ lâu đã được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với những cánh "cổng trời" hùng vĩ, nơi bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ngắm cả một khoảng không gian rộng lớn và hòa mình vào đất trời, núi non.

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 6. Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 7. Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 8. Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 9.

Tất cả những ai từng đặt chân đến nơi đây đều phải công nhận rằng ấn tượng đầu tiên về nơi này chính là cảm giác "lửng lơ". Lửng lơ giữa đất trời, lửng lơ giữa mây ngàn và lửng lơ ngay trong những tầng cảm xúc sâu nhất của bản thân. Thời gian đẹp nhất để ghé thăm Cổng trời là vào bình minh và hoàng hôn. Nếu như khung cảnh bình minh dày đặc những lớp sương mờ và mây phủ khắp núi đồi thì hoàng hôn lại đem đến cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối khi nhìn ánh nắng vàng chói chang dần lặn mất sau một ngày.

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 10.

@pmpatama85

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 11.

@lenttaa

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 12.

@aquaritttv

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 13.

@ryannguyen

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 14.

@thcq_uzi

Đây chính là chốn bồng lai tiên cảnh cực đẹp trong MV mới của Sơn Tùng! - Ảnh 15.

@hhau1806

Với khung cảnh hùng vĩ, không gian yên tĩnh, trầm mặc nhưng cũng không kém phần huyền bí của chùa, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những địa điểm được nhiều bạn trẻ muốn ghé thăm đến. Biết đâu bạn cũng sẽ tìm được cảm giác "Lạc trôi" giống như Sơn Tùng M-TP thì sao?

PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ Ý TƯỞNG RÚT TỪ TÁC PHẨM KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH CỦA NGUYỄN DU?

7 tháng 10 2017

giải bài nào ạ

9 tháng 10 2017

cả hai luôn bạn nhé.Nhanh lên bạn ơi mai là phải kiểm tra rồi !!!!lolang

25 tháng 4 2017

ô mai táo yeuyeubatngoeoeo

25 tháng 4 2017

yeu

8 tháng 2 2017

Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.

Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.

Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người. Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi. Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.

Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.

8 tháng 2 2017

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.

Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.

8 tháng 3 2017

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

8 tháng 3 2017

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

19 tháng 3 2017

Ko ớ rồi sao!!!

19 tháng 3 2017

Rảnh quá đăng câu hỏi tào lao!!!

22 tháng 11 2017

- Thanks e yeu

22 tháng 11 2017

kcj ạ