K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những tiện ích to lớn mà mạng xã hội đem lại thì nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu chúng ta lạm dụng nó.

Vì quá lạm dụng mạng xã hội mà một số người hiện nay rơi vào trạng thái "sống ảo". Sống ảo khiến họ đánh mất đi quyền giao lưu, quyển được tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Nhưng họ lại chọn ngồi một chỗ và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người ở khắp nơi. Nếu hàng ngày bạn dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất và bỏ qua sự tồn tại của họ. Những trò chơi trên Internet cũng khiến giới trẻ dễ nghiện, từ đó dẫn tới xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi. 

Với học sinh, mạng xã hội giúp các em kết nối với nhau mà không cần đến lớp, có thể trao đổi và chia sẻ bài học. Có rất nhiều tài liệu học bổ ích hỗ trợ các em trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng sống. Cũng có thể kết bạn từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ xấu. Các em học sinh thường còn non nớt về kỹ năng sống nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu. Nghiện mạng xã hội còn ảnh hưởng đến sức khỏe: cận thị, đau mỏi vai gáy,...cũng ảnh hưởng đến cả học tập, có những em mải kết bạn, trò chuyện mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Vì vậy, hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, phụ huỳnh nên chú ý theo sát các con, tiếp cận với những luồng thông tin chính thống, tích cực, không hùa theo những thông tin xấu.

20 tháng 3

tra mạng

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

29 tháng 8 2023

 

Bài luận thuyết phục người khác

Bài luận về bản thân

Mục đích

Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn

Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình

Yêu cầu

- Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào)

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?)

- Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc

- Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết

Nội dung chính

Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy

Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

     Sự ra đời của thuốc kháng sinh được coi là bước ngoặt lớn của nền y học, chúng giúp điều trị dứt điểm một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu biết về loại dược phẩm này, họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

     Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, là lạm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ôm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều nhiều rất phố biến cụ thể như: “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, “Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009 cho thấy: năm 2009, 30 – 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon”, “ Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,....  Vậy lí do gì mà người dân lại sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy? Đầu tiên phải nói đến do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến - đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết  rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

     Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

     Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Bài viết đã chỉ ra tác hại của thói quen và lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động bằng các lí lẽ, bằng chứng:

Lí lẽ

Bằng chứng

Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giò sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.

- Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.

7 tháng 5 2023

- Lí lẽ 1: Lạm dụng điện thoại di động là sử dụng điện thoại di động một cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

+ Những bạn trẻ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, thức đến hai, ba giò sáng để theo dõi những dòng cập nhật trên mạng xã hội.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

+ Việc lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

- Lí lẽ 2: Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động, tức là sử dụng một cách có ý thức, đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động lại trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Các ứng dụng trên điện thoại di động giúp ích cho con người trong việc soạn thảo văn bản, chụp ảnh, dựng phim, phục vụ đắc lực cho các bài thuyết trình trên lớp.

=> Lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp hợp lí. Bằng chứng được xếp đứng ngay sau lí lẽ, nhằm bổ sung, làm sáng rõ và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

+ Trình bày rõ ràng vấn đề thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

+ Xác định mục đích lí do viết bài luận.

+ Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lím

+ Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào yêu cầu về kiểu bài, nêu ra những điểm lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.