Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường em cạnh dòng sông
Có đồng xanh bát ngát
Và cây đa xanh mát
Cho chúng em nô đùa
Trường em lợp ngói đỏ
Và tường quét vôi vàng
Xung quanh bờ dậu cao
Trường tiểu học làng quê
Mỗi ngày em đi học
Trên con đê đầu làng
Em nhìn thấy xa xa..
Dáng ngôi trường thân yêu
Như dáng của mẹ hiền
Thời gian đã bao năm
Nơi quê người xuôi ngược
Lòng em mãi ko quên
Tiếng trống trường tan học.
(Sưu tầm)
Tham khảo
Hoa đào nở đỏ
Hoa mơ trắng ngần
Búp non nhu nhú
Cùng chào mùa xuân
Rồi cánh mơ rụng
Đào phai hết màu
Cành xanh lá biếc
Mùa xuân về đâu?
A, Em biết rồi!
Mùa xuân rất lạ
Ú tim nắng hè
Ẩn vào chùm quả
Thầy và cô giáo
Người em luôn bảo
Cha mẹ thứ hai
Đã luôn giúp đỡ,
Đã luôn quan tâm,
Đã luôn dạy bảo,
Chúng em nên người.
Trong thời thơ ấu,
Trong từng hơi thở,
Trong từng bước đi,
Có sự xuất hiện
Của thầy và cô
Cuộc đời nhà giáo
Đã rất vinh quang
Nhiều lúc gian nan
Nhưng rất vững vàng
Đã đào tạo ra
Những nhân tài quý
Dành tặng đất nước
Sự nghiệp trồng người
Thật là vẻ vang
Nhân ngày nhà giáo
Chúc các thầy cô
Luôn luôn mạnh khỏe
Đạt nhiều thành tích
Cái đẹp của đất trời.
Cứ vang mãi trong đời
Một mùa thu lãng mạn
Ta lạc vào chốn đây
Thì thầm với cỏ cây
Ôi sao mà đẹp quá
Sắc lá vàng cứ rơi
Càng làm thêm rung động.
Tk nhe 😊
Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.
Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.