Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (1đ)
+ Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.
+ Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.
Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.
- Phân tích – chứng minh (6đ):
• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:
+ Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.
+ Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.
+ Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…
• Mối quan hệ giữa tài và đức:
+ Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.
+ Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.
+ Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.
+ Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.
+ Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.
• Bình luận (2đ):
+ Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.
+ Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.
+ Liên hệ bản thân.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.
Trong dân tộc Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao nói về đức và tài, nổi bật lên đó là câu có đức mà không có tài thì là người vô dụng, có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó, ở đây câu nói này đề cập tới mối quan hệ giữa đức và tài.
Đối với thanh niên trong cách mạng hiện nay nhà nước luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức và có nhiều lớp mở ra để đào tạo về cán bộ cách mạng, trong đó có những lớp không chỉ mở ra để rèn luyện về trí tuệ kiến thức mà đan nồng vào nó là những bài học về đạo đức, chính vì vậy mối quan hệ giữa đạo đức và tài trí là có gắn bó mật thiết với nhau. Muốn một đất nước phát triển thịnh vượng chúng ta cần có đủ đức và tài để có thể giữ và duy trì phát triển nó. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cần những con người tài trí và cần có một đức độ, muốn giúp nhân dân thì cần một người có trí tuệ nhưng muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc thì lại cần một người đức độ và thấu hiểu được cuộc sống của nhân dân.
Hai vấn đề này là hai vấn đề luôn đi đôi với nhau trong con đường cách mạng và không chỉ điều đó làm cho con người có thể phát triển toàn diện hơn, đưa đất nước tới những đài vinh quang cao hơn để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, trong chương trình học từ cấp bậc tiểu học nhà trường đã luôn đề cập đến việc bồi dưỡng nhân tài và qua đó bồi dưỡng luôn cả tư tưởng cách mạng đạo đức, những chuẩn mực cần có trong mỗi con người. Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước và chúng ta đã thấy xuất hiện rất nhiều những con người vừa có tài vừa có đức, và điều đó tạo nên một xã hội văn minh hiện đại hơn, giúp cho chúng ta phát triển mạnh mẽ và nó góp phần cho chúng ta có một cuộc sống giàu sang cả về mặt thể chất và tinh thần. Chính vì vậy chúng ta hiểu rằng tài năng đó chính là trí tuệ của con người, nó biểu hiện ở việc con người có làm được những điều đó hay không qua những công việc mà chúng ta đã làm. Đạo đức đó là những phẩm chất tốt, và vô cùng đức độ.
Đạo đức của con người được đánh giá qua rất nhiều những hành động như tấm lòng hiểu cho dân cho nước, tình thương đối với nhân dân, sự thấu hiểu và yêu thương dân chúng, những điều đó đã tạo nên những con người đức độ và những con người cao quý luôn hy sinh lợi ích của mình cho những lợi ích của cả tập thể, điều đó thật đáng quý và có ý nghĩa rất sâu sắc nó giáo dục ý thức của mỗi con người, chính vì vậy chúng ta cần giữ gìn bảo tồn và phát huy nó một cách năng động và hợp tình hợp lý hơn. Những người có đức thì luôn được mọi người quý, và những người đó thì luôn có một trái tim tran chứa tình yêu thương con người, và những người có tài thì luôn làm tốt được mọi việc và những công việc khó, họ có một vốn hiểu biết sâu rộng để làm nhiều việc qua đó chúng ta cũng thấy rằng nó mang một ý nghĩa sâu sắc hơn.
Khi xã hội ngày nay cần những con người vừa có đức vừa có tài, những con người đó đã phục vụ cho một đất nước, họ luôn sẵn sàng phục vụ cho một đất nước của mình và mang lại cho con người những điều rất ý nghĩa, những người có đức mà không có tài thì vô dụng bởi lẽ những con người đó chỉ biết làm để lo cho chính bản thân mình đó là sự ích kỉ của con người, nhưng những người có đức nhưng họ không có tài muốn làm điều gì đó thật lớn lao thì lại vô cùng khó khăn, bởi những điều đó không nằm trong chính con người của họ. Chính vì vậy ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển lên sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mỗi đường lối và chính sách đều góp phần bồi dưỡng nhân tài vừa có đức và có tài cho xã hội.
Từ xưa đến nay vấn đề đạo đức đã luôn được mọi người quan tâm và đề cập đến như những nhà văn Nguyễn Trãi… cũng là người có tài có đức độ, nhưng để giữ thanh danh của mình, ông đã lui về ở ẩn, những con người khác nổi bật lên vừa có đức vừa có tài đó là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta người là một người có tài năng và có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, không chỉ có tài mà ông còn là một người có đức, luôn đi học hỏi và tìm tòi những kiến thức sâu rộng về cho dân tộc của mình, với tấm lòng yêu nước thương dân ông đã hy sinh cả cuộc đời của mình cho dân tộc ông đại diện cho những con người tài chí và những điều ông làm đều xuất phát từ tinh thần yêu nước thương dân đó là một con người đã đem lại sự độc lập tự do cho chúng ta.
Chúng ta cần vận dụng câu nói trên để ra sức học tập và rèn luyện đạo đức của mình, câu nói đó là một bài học quý báu cho dân tộc ta chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy nó một cách có hiệu quả và ngày càng có ý nghĩa sâu sắc.
Để trở thành người có ích cho xã hội,chúng ta cần có những phẩm chất nào ? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả ? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh,những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài” và “đức”.Trong ý kiến của Bác,”tài” chính là tài năng,là kiến thức,là hiểu biết,là kĩ năng,kĩ xảo,là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất;đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,những tình huống phức tạp.
“Đức” chính là đạo đức,là tư cách tác phong,là lòng nhiệt tình,là những khát vọng “chân,thiện,mĩ…”.Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,dám đấu tranh với sai lầm,sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.Có “tài mà không có đức là người vô dụng”,bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.Người ta không thể sống một mình,càng không thể tách rời gia đình,bạn bè,giai cấp,dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.Nếu có tài,họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình.Người có tài mà phản bội Tổ quốc,đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng” mà còn có tội.Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.”Có đức”,tức là có khát vọng hành động,cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực.Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.Thiếu tài năng,người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.”Đức” và “tài” bổ sung,hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch,rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu,là yếu tố quyết định.Chính vì thế,thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”,thiếu “tài”,người ta “làm việc gì cũng khó”.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể,giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích,chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai,ngay từ tuổi học sinh,chúng em phải không ngừng học tập,tu dưỡng.Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước..
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hồ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Cậu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.
Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Xem thêm: Phân tích “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Một số gợi ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
- Mối quan hệ giữa tài với đức
- Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài
b, Viết phần dàn ý
MB:
+ Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó
TB
- Giải thích câu nói của Bác
+ Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân
- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)
- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập
KB
- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.
1Mở đoạn :
Chúng ta không thể không học mà thành tài. Học tập là nền tảng giúp con người xây dựng một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp. Chúng ta cần phải cố gắng học tập nếu muốn tương lai tốt đẹp hơn, bởi lẽ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngao”.
2Thân đoạn :
. Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày. Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, không thể vươn xa hơn nữa và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nếu tất cả con người chúng ta đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn. Là một học sinh, việc quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải làm đó là học tập, trau dồi bản thân, trở thành một người con ngoan, một học trò ưu tú và một công dân có ích cho xã hội.
3 Kết đoạn :
Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, hướng đến những điều tốt đẹp nhất và trở thành một công dân mẫu mực.