Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tạo hóa đã ban tặng cho con người biết bao điều tuyệt đẹp như những cảnh sắc kỳ vĩ hay chỉ đơn giản là từng tiếng chim, sắc hoa, nhánh cây, ngọn cỏ,… Và trong đó cây tre luôn mang sức sống kỳ diệu nhất. Tre cùng Thánh Gióng chống lại giặc ngoại xâm. Tre ôm lấy làng quê che chắn từng luồng đạn của giặc. Tre đã gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay, và nó vẫn sẽ bao bọc mãi làng quê ta.
a) Viết lại đoạn mở bài tả cây Quất: Đất nước Việt Nam có thật nhiều những phong tục đẹp. Nhưng em thích hơn cả là tục đón tết Nguyên Đán. Ngày Tết, nhà nhà đều rực rỡ, tươi vui. Nào mai, nào đào, nào quất…thi nhau tô điểm cho Tết thêm đẹp. Năm nào ông em cũng chọn mua một cây quất thật đẹp.
a) Một đoạn kết bài mở rộng:
Ta yêu loài hoa mười giờ không chỉ vì là loài hoa đẹp, mà còn vì sự đặc biệt trong cách gọi tên, sự kiên cường và bền bỉ khi dễ trồng đến thế! Hoa sớm tàn và cũng sớm tắt, cứ như muốn nói rằng: để có được loài hoa đẹp nhất, cần phải sự chuẩn bị kĩ càng và tốt nhất trong suốt thời gian còn lại của một ngày.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng:
Hoa mười giờ là một loài hoa đặc biệt, khiến ai nghe rồi cũng phải nhớ tên.
Tham khảo
Dưới gốc đa này, người làng đưa tiễn nhau đi bịn rịn, lưu luyến... Và cũng dưới gốc đa này, người làng thường dừng chân nghỉ lại sau những buổi làm đồng mệt nhọc, vất vả. Cây đa như một biểu tượng quê hương là bến đậu của bao nỗi nhớ tình thương của những người con xa quê cha đất tổ.
Tham khảo: Làng tôi nhiều người đi làm ăn xa, lâu lâu mới về vài lần. Mỗi lần về, họ đều ra quán nước dưới gốc đa đầu làng mà uống miếng nước ngọt lành mang đậm phong vị quê hương. Cây đa cổ thụ đã sừng sững đứng đấy biết bao năm, đã gắn bó với bao lớp người làng tôi. Với tôi, cây đa chính là một điều không thế thiếu trong cuộc sống này. Không có nó, làng quê trong tim tôi thực sự sẽ không hề được trọn vẹn.
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
Tham Khảo
Đi khắp mọi miền của Tổ quốc ta đều bắt gặp hình ảnh cây nhãn quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi. Nhưng hình ảnh cây nhãn đầu thôn đã đem lại cho em nhiều cảm xúc.
Cây nhãn đầu thôn không biết được trồng từ bao giờ, nó sống được bao nhiêu năm và nó bao nhiêu tuổi. Chỉ biết khi những đứa trẻ trong thôn lớn lên nhãn đã có tự lúc nào. Đó là một cây nhãn cao lớn. Gốc cây to phải vài đứa trẻ con ôm mới hết. Rễ cây cong chồi lên như những con rắn đang lăn lộn trên mặt đất. Vỏ cây nhãn màu nâu, sần sùi như đang chuẩn bị thay một bộ áo mới. Thân cây to, cao và chia thành nhiều nhánh. Các nhánh cây ấy lại đâm ra rất nhiều cành nhãn thẳng tắp đâm xiên vào nhau tạo thành một lùm cây canh mát không có chỗ hở. Những cành nhãn mọc tua tủa. Lá nhãn nhỏ như lá chanh nhưng dài hơn lá chanh. Lá nhãn có màu xanh đậm. Cuối thu, đầu đông, những cành cây nhãn khẳng khiu, trụi lá. khi lá già rụng đầy xuống gốc cây, mọi người trong thôn hay ra quét lá nhãn khô về đun bếp cháy rất đượm. Nhưng mỗi khi xuân về, những chồi non xanh biếc mơn mởn lại mọc ra. Những chiếc lá nhãn non dần lớn lên. Chẳng mấy chốc cây nhãn lại xanh tươi, ngọn cây đua nhau đâm chồi khoe sắc giữa tiết trời xuân ấm áp. Một thời gian sau, nhãn bắt đầu ra hoa. Những chùm hoa nhãn màu vàng nở đầy phủ kín ngọn cây. Khi hoa nhãn rụng kín gốc cây là khi những quả nhãn non bắt đầu hình thành. Rồi dần dần, nhờ thời tiết thuận hòa, quả nhãn sẽ to dần. Vỏ nhãn lúc này màu nâu giống màu cành. Khi thấy trên cây nhãn có quả bị chim ăn chính là lúc nhãn có thể thu hoạch. Bọn trẻ trong thôn trèo lên cây nhãn hái xuống ăn và cười nói vui vẻ. Ăn nhãn ta phải bóc lớp vỏ cứng ấy ra rồi đưa phần thịt bên trong vào miệng. Nhãn có lớp cùi dày, vị ngọt như mật ong, hấp dẫn không tả hết. Bên trong lớp cùi ấy là một chiếc hạt nhỏ như hạt vòng. Hạt đó có thể đem reo mọc thành cây mới.
Cây nhãn đã từ lâu là chỗ nghỉ chân của các cô các bác trong thôn mỗi khi đi làm đồng về. Là nơi mà bọn trẻ con chúng em được ăn những quả nhãn ngon và chơi những trò chơi bổ ích của tuổi thơ. Em càng thêm yêu quý cây nhãn hơn.
Refer
Nhắc đến quê hương em thì không ai không nhớ tới đặc sản nổi tiếng đó là nhãn lồng Hưng Yên. Dọc những con đường làng thì hai bên đều là những hàng nhãn lâu năm được người dân nơi đây trồng.
Từ xa nhìn lại thì cây nhãn giống như một cây nấm khổng lồ. Nhãn là một loài cây rất dễ trồng và cũng không tốn nhiều công chăm sóc như nhiều loại cây khác. Người ta chỉ cần giữ độ ẩm cho cây và bón phân lúc cây ra hoa. Cây nhãn thường thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chính vì thế một vùng quê của miền bắc rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn.
Thân cây nhãn ở trước cửa nhà em to gấp hai lần bắp chân của bố em và nó được trồng từ rất lâu rồi. Cây nhãn có lớp vỏ sần sùi và có màu nâu. Những cành cây khẳng khiu tỏa ra những tán lá. Lá nhãn có màu xanh và thon dài. Trên lá có thể nhìn thấy rõ đường sống lá. Khi mùa xuân đến thì nhãn đâm chồi nảy lộc. Từ những ngọn của chồi non ấy chính là những chùm hoa nhãn. Hoa nhãn giống với hoa vải, hoa xoài bởi nó mọc thành từng chùm hoa khá lớn và hoa thì nhỏ li ti, có màu vàng. Hoa có mùi thơm và nó thu hút các loài côn trùng, ong, bướm. Chính vì vậy ở quê em còn nổi tiếng với loại mật ong nhãn và được nhiều người ưa chuộng. Khi hoa kết trái thì những trái nhãn bắt đầu được hình thành, từ những trái còn nhỏ tí xíu có màu xanh dần dần lớn lên và nó có thể to bằng hòn bi ve. Khi nhãn lớn, lớp vỏ xù xì trở nên căng hơn và quả có màu nâu khi đó là nhãn chuẩn bị được thu hoạch. Nhãn lồng là loại nhãn có quả to, cùi nhãn dày và ngọt.
Em rất thích ăn nhãn. Đó là một loại quả thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra nhãn còn trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở nơi em sống.
Mẫu:
Trong khu vườn nhà em có rất nhiều loài cây ăn quả:Mít chôm chôm,quýt,ổi...nhưng có một loại cây đã găn bó với em từ rất lâu.Nó là 1 loài cây ăn quả,được ba em trồng từ lâu lắm rồi.Đó là cây sầu riêng "Thái" sai trĩu quả,được trồng ở đầu vườn nhà em.
Em luôn biết ơn ba vì đã trồng cây sầu riêng "Thái" này.Mỗi lần ra vườn nhìn cây sầu riêng em thường thấy tự hào.Em sẽ luôn chăm sóc cây,thật cẩn thận,vì cây sầu riêng là những kỉ niệm của gia đình em.
Tự viết đi cưng :))
:))