Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác, sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cai lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ. Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần. Sau khi chị Dậu nấu cháo xong, chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đến: roi song, tay thước,... Một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ. Rồi quát lớn, thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cùng đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng và ổ chó chưa mở mắt. Bản chất hống hách, hách dịch, kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần. Chị Dậu dù rất lễ phép, xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả chị. Sự thiếu học, vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này. Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu, cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai "giật phắt cái dây thừng", "chạy sầm sập" trói anh Dậu. Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây. Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch", "tát vào mặt". Dù có là tay sai cho bọn lí, dù là trong xã hội bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường, xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người, đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.
Em tham khảo:
Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Bài 1 :
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!
Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài “ Ngắm trăng”, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán (gạch chân) đây ạ ai giúp em với ạ
Em tham khảo:
Bài "Tức cảnh Pác Pó'' phải không em?
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
"Sang" ở đây phải là điều kiện, sung túc, đầy đủ nhưng không phải vậy mà là cuộc sống với cái ăn, cái ở mang phong thái cách mạng. Sang ở đây là từ mượn, để chỉ sự lạc quan, yêu đời của Người cho dù có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa, một đời Người thật thanh bạch. Chính những thứ đó đã giúp Bác vững tin, chỉ đạo quân dân chiến đấu chống giặc, giữ lại niềm tự hào của một quốc gia anh hùng.
Tham khảo!
Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Tâm hồn ta được nuôi dưỡng và trưởng thành từ chính sự quan tâm, bao bọc, yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh ta dù xa lạ hay gần gũi. Thử hỏi nếu cuộc sống mà chỉ có bản thân, sự cạnh tranh, vô cảm thì con người sẽ như thế nào? Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta đã gạt bỏ đi tình cảm, sự yêu thương bởi công việc, sự ích kỉ và vật chất. Ta cho người ăn xin bên lề đường vài đồng tiền lẻ và nghĩ rằng đó là quá nhiều cho họ, rồi xua đuổi họ tránh xa tầm mắt ta. Ta khinh rẻ, chê bai nghề lao công, quét rác, chẳng màng đến sự khó nhọc, vất vả của họ. Nếu không có họ liệu chúng ta có được khung cảnh sạch đẹp không? Chỉ cần một hành động rất nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định hoặc chào hỏi bác lao công ở trường cũng đã thể hiện sự quan tâm. Rồi còn việc giúp em nhỏ, người già qua đường hay tiết kiệm tiền ủng hộ nhân dân vùng bão lũ, người nghèo,… cũng chính là việc làm của lòng nhân ái. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?