K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2021

ai giúm với

 

4 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bài thơ có bốn từ "Hát":

- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

- Ta hát bài ca gọi cá vào → gợi sự thân thiết, niềm vui, phấn chấn yêu lao động.

- Hát rằng: các bạc biển Đông….

- Câu hát căng buồm với gió khơi.

  Những câu hát đã theo suốt hành trình của người dân chài, câu hát mở đầu lúc ra khơi và khi trở về đoàn thuyền vẫn với khí thế vui tươi đó, khúc ca trở về với thành quả là khúc khải hoàn ca.

Âm điệu bài thơ như khúc hát say mê hào hứng với chữ “hát” lặp đi lặp lại 4 lần khiến bài thơ tựa như khúc ca lao động khỏe khoắn, vui nhộn.

15 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

a.

- Điệp từ "trăm", "có"

- Liệt kê: ngọn khói, lửa, niềm vui; trăm tàu, trăm nhà, trăm ngả

- Câu hỏi tu từ: "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?.."

=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời thơ, tăng giá trị biểu đạt, làm cho khổ thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

b. Nội dung: đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi của cháu về người bà. Người cháu tuy ở xa vẫn mang niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng về bà và bếp lửa thân yêu.

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.

11 tháng 4 2020

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

11 tháng 4 2020

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

ĐÈ LUYỆN THÌ ~ SÓ 70 N : Ngữ văn ọ TRƯỜNG THCS NAM TRƯNG vÊ Môn: \xeữ vẫt. Năm học 2012 ~ 20/6 Ì: . có đoạn: với T truyện ngắn Lòng của U LÊ T chi đắn những ng cùng làm việc với 4nh em, Q lại hèng, cũng đà ; Ông lại nghĩ về cái làng của ông. 2 rẻ ra. Cũng hát hỏng, bồng PhénŠ, 9, cùng w GA nmi há, Ông thấy mình Tà, li thấy náo nức Tà Làn HH Aị chải gác lạ cuốc mề man suốt ngày. T06 lông...
Đọc tiếp

ĐÈ LUYỆN THÌ ~ SÓ 70 

N : Ngữ văn ọ TRƯỜNG THCS NAM TRƯNG vÊ Môn: \xeữ vẫt. Năm học 2012 ~ 20/6 Ì: . có đoạn: với T truyện ngắn Lòng của U LÊ T chi đắn những ng cùng làm việc với 4nh em, Q 

lại hèng, cũng đà ; Ông lại nghĩ về cái làng của ông. 2 rẻ ra. Cũng hát hỏng, bồng PhénŠ, 9, cùng 

w GA nmi há, Ông thấy mình Tà, li thấy náo nức Tà Làn HH Aị chải gác lạ cuốc mề man suốt ngày. T06 lông Tà ụ, xẻ hào, khuẩn đá... Không 01 Thao 5 C ở đầu nuốn được cùng anh em đào đưởng TP âm pí mật chắc còn là khướit lăm. Ỉ Ông lầo 

làng đã dựng xong chưa? IMPÔNđ Sun nhớ làng, nhớ cái làng quá. (Ngữ văn 0, tập một, NXB Giáo mà à Lân tr.162, l6) cẩnm tên được sáng tác trong hoàn CÂN” nào? Truyện Viết VÕ ~Ẻ§ Chợ Dà, Câu 1. TÁc p 

¡ nh ng Ta h HN Nn nào là câu cảm 

lập cảm thán? , Câu 3. Các câu văn “Không biết cái chỏi gác ở đầu làng đã dựng XoHE chưa Nhữn, 

4 1 SAO / đường hâm bÍ mẬt € e côn lò khưới lăm ? Vì : 

sử dụng hình thức ngôn ngữ Ấy. xa Câu 4, Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phương thức Điển dịch nêu cảm nhận về Ông Hai 

: . £ trong đoạn trích trên. Đoạn văn sử dụng thành phản biệt lập và pháp liên kết (gạch chân và chú thích). 

Phần II: Cho đoạn thơ sau: Câu hát căng buôm với gió khơi, Đoàn thuyên chạy đua cùng mặt trởi. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 

: Ộ (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014, tr.140) , Câu 1. Những câu thơ trên năm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phâm đó. 

Câu 2. Khổ thơ nảy có những hình ảnh vừa quen vừa lạ, bởi lẽ khổ thơ mở đầu của bài 

cũng từng nhắc đến hình ảnh “đoàn thuyên", “mặt trời”, “câu hát”, “øi 

hại tổ đc An em, những hình ảnh đoàn thuyên", “mặt trời”, “câu hát” trở đi trở lại tron 

nhưng tr nộ nghĩa gì? Hãy trình bảy hiểu biết của em bằng đoạn văn khoảng 10 câu th x 

(gạch chả ng hợp ~ Phân tích Tông hợp. Đoạn văn sử dụng khởi ạch chân và chú thích). ng ngữ và câu phủ định 

0
2 tháng 3 2020

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.

Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ:  “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

2 tháng 12 2021

Câu 1: Của nhân vật người cháu, nói với bà, tuy cuộc sống bây giờ đã khác xưa nhưng không khi nào cháu nguôi nhớ về bà và bếp lửa.

Câu 2: Điệp từ số lượng: cho thấy vật chật, tiện nghi đầy đủ.

           Liệt kê: cho thấy cuộc sống bây giờ đã thay đổi hơn xưa, hiện đại hơn, nhưng không khi nào cháu quên về bếp lửa thân yêu của bà.

Câu 3: Câu hỏi tu từ. Nhấn mạnh điều ta muốn nói đến, tức gây sự chú ý, tô điểm cho nó.

2 tháng 12 2021

1. Đoạn thơ là lời của người cháu nói với bà về những ngọn khói ở ngoài kia mà cháu thấy và lời thắc mắc bà đã nhóm bếp chưa

2. BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Làm cho đọan thơ thêm sinh động

Cho người đọc thấy những ngọn khói mà người cháu đã nhìn thấy sau khi đi xa.

3. Kiểu câu nghi vấn dùng để hỏi.

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.