K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

Thamkhảo

Tuổi thơ của mỗi con người luôn luôn có một số kỷ niệm đáng nhớ. Bản thân tôi cũng như thế, một kỷ niệm mà tôi không bao giờ có thể quên được đó là một lần tôi đã mắc lỗi khi đi chơi mà nói dối là đi học. Hôm ấy là một ngày nắng đẹp, bầu trời trong xanh như ngọc bích, từng cơn gió thổi nhẹ khiến lòng ngừoi trở nên bồi hồi. Tôi được bạn rủ đi chụp ảnh tại công viên hoa Thủ Lệ. Lúc đầu tôi cũng rất lo lắng, không nhận lời, bởi vì chiều hôm ấy là tiết học môn Văn. Một cô bé vốn chưa biết chốn học đi chơi, lừa dối mẹ như tôi thì tâm trạng sao không thể lo lắng được cơ chứ. Nhưng rồi cái đẹp, lung linh của những đóa hoa thi nhau nở sắc đã khiến trái tim tôi rung động. Những cảnh đẹp với lời gọi mời của bạn như một lời thôi miên thôi thúc tôi đưa ra quyết định. Tôi đã nói dối mẹ rằng đi học để được thỏa thích sự yêu thích cái đẹp của tôi. Sự việc đúng như tôi dự tình, kế hoạch diễn ra rất nình thuwogn. Mẹ chẳng ai nghi ngờ gì tôi cả. Buổi chiều hôm ấy tôi đã chơi rất vui vẻ, đã co những tấm ảnh để đời. tôi trở về nhà với một tâm trạng hân hoan, làm mọi việc diễn ra như bình thường. Mẹ vẫn vậy, hỏi han, động viên tôi về việc học. Không hiểu sao khi nhìn vào đôi mắt long lanh của mẹ khi đang phân tích lợi ích của việc học, khi dạy tôi cần phải trở thành một người ngoan ngoãn, nghe lời tôi lại thấy trái tim của mình rất đau. Sự vất vả của Mẹ đổi lại cho tôi những ngày học trên lớp, vậy mà tôi lại nói dối để đi chơi ư. Tôi tự nhận thấy bản thân mình quá tồi. Sau lần đó tôi tự nhủ với bản than rằng phải học tập thật tốt để che đi những vết chai sạn trên bàn tay mẹ.

31 tháng 10 2021

tham khảo:

Tôi và Thanh học chung với nhau từ lớp 6. Chúng tôi là bạn cùng bàn đã gần 4 năm nay, cả hai vô cùng hợp tính cách của nhau. Một hôm, sau giờ ra chơi, tôi bất ngờ mất số tiền đóng học thêm, tôi còn chẳng biết mình làm mất khi nào nữa. Tôi vô cùng lo sợ. Lúc này tôi đã nghi ngờ Thanh vì hôm nay Thanh chưa rời khỏi lớp. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt và cả hai đều im lặng suốt buổi học ngày hôm đó. Thanh cũng biết rằng tôi nghĩ rằng bạn ý lấy cắp tiền. Bạn ý còn định nói cho tôi điều gì đó nhưng tôi chẳng cho bạn ý cơ hội giải thích. Sau buổi học về nhà, tôi bất ngờ phát hiện số tiền đó ở trong túi áo khoác gió trên bàn học. Tôi vô cùng ân hận. “Tại sao tôi có thể nghi ngờ Thanh chứ? Sao tôi có thể quá đáng như vậy? Liệu Thanh có tổn thương không?”... Hàng loạt câu hỏi trong đầu càng khiến tôi ray rứt. Tôi ân hận vì mình đã nghĩ xấu cho người bạn thân nhất. Nhất định ngày mai tôi phải xin lỗi bằng được bạn ý. Tôi không ngờ rằng Thanh dễ dàng tha thứ cho tôi đến vậy, cậu chỉ nói với tôi: “Chuyện hôm qua tớ quên rồi!”. Càng như vậy tôi lại thấy ân hận hơn. Tôi hứa và tự dặn mình kể từ bây giờ phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm một việc gì đó để tránh sai lầm đáng tiếc

16 tháng 9 2019

Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.

Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-ung-xu-thieu-van-hoa-trong-xa-hoi-hien-nay-46298n.aspx
Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển

16 tháng 9 2019

Ông bà ta xưa đã dạy:

                                               “Lời nói không mất tiền mua
                                             Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.