Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.
Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.
Tham khảo
a) Đề số 1: Viết một đoạn văn nói về câu chuyện “Những hạt thóc giống”:
Điều đáng tự hào của một người chính là giữ được lòng trung thực, thật thà. Đặc biệt, con người phải dám nói lên tiếng nói thực sự của mình, không ngại khó khăn, không ngại thị phi, không ngại nguy hiểm, phải gan dạ mà thật thà thừa nhận kể cả những lỗi lầm của mình. Bởi lẽ, dù sao đi nữa đến cuối cùng sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Câu chuyện còn cho thấy sự thông minh không chỉ ở cậu bé mà còn là sự thông minh, cao tay của nhà vua.
b) Đề số 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem
Vào tuần trước, em đã cùng gia đình xem lại bộ phim hài Táo quân Tết năm nay. Dù không phải trong không khí Tết, nhưng bản thân em rất hào hứng với các câu chuyện trong Táo quân có. Các cô, các chú diễn xuất rất duyên dáng, hài hước, gia đình em không ngừng cười vang cả nhà. Có thể kể tới một vài cô chú mà em yêu thích như: Chú Chí Trung, Chú Xuân Bắc, Chú Công Lý.
Một trong những nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu - Triệu Thị Trinh. Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2/10/226 tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.
Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi. Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình.
1.
a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng
b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành.
c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
1.
Bài làm của HS
2.- Bước 1: HS nộp bài và tiến hành nhận xét, trao đổi bài lẫn nhau
- Bước 2: GV tổ chức nhận xét và sửa lỗi cho HS
3.
Sản phẩm của HS
Trong số các ca sĩ trẻ hiện nay, em yêu thích nhất là nữ ca sĩ Mỹ Tâm. Cô ấy có giọng ca thật tuyệt vời.
Mỹ Tâm là ca sĩ sớm nổi tiếng. Cô đi biểu diễn rất nhiều nơi, trong nước và cả nước ngoài. Đặc biệt, cô còn hát cho học sinh, sinh viên nữa. Mỗi lần Mỹ Tâm về thị xã em biểu diễn, mọi người nô nức đi đông như trẩy hội. Tối thứ bảy vừa rồi, em cũng được bố mẹ cho đi xem Mỹ Tâm hát.
Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Âm thanh rộn ràng vang lên. Khán giả phía dưới đã ngồi chật ních. Nhiều người đến muộn phải đứng nhưng vẫn rất vui vẻ. Dường như để được xem ca sĩ biểu diễn, mọi người không còn quan tâm đến điều gì nữa. Một lúc sau, chương trình bắt đầu. Cả không gian rộng lớn yên lặng. Một điệu nhạc nhẹ nhàng, trữ tình được bật lên. Hai cánh gà hé mở và từ bên trong, ca sĩ Mỹ Tâm xinh đẹp bước ra. Cô tươi cười rạng rỡ vẫy chào tất cả khán giả. Bài mở màn chính là ca khúc nhiều người yêu mến “Cây đàn sinh viên”. Vì thế, Mỹ Tâm thật xinh và cũng thật ấn tượng trong tà áo dài trắng thướt tha. Mái tóc ngang vai được cô thắt hai bên trông rất trong sáng. Cô trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn rất xinh. Đứng ở trên, Mỹ Tâm phiêu du cùng bài hát. Bên cạnh, người gảy đàn ghi ta càng làm cho bài hát thêm xúc động. Khuôn mặt cô biểu lộ rõ cảm xúc theo ca từ. Có lúc tươi vui nhưng có giây phút ưu tư, buồn bã. Đôi mắt hướng nhìn về phía khán giả thật thân thương, có khi nhắm lại thật sâu lắng. Bàn tay cô đưa đi đưa lại rất nhẹ nhàng. Một tay cầm mic, một tay thể hiện theo dòng cảm xúc. Ca sĩ di chuyển trên sân khấu rất tự nhiên, uyển chuyển. Cô đi về các góc của sân khấu, có khi còn bước xuống khán đài, nơi gần với khán giả. Đến đâu, mọi người cũng hô vang tên cô một cách cuồng nhiệt, tặng những nụ hoa tươi thắm. Tà áo dài thướt tha tung bay trong gió, nhìn Mỹ Tâm trẻ trung, xinh đẹp như cô sinh viên vậy.
Buổi tối hôm ấy cô hát hết mình để phục vụ người hâm mộ. Hết bài này sang bài khác, cô không biết mệt mỏi. Khuôn mặt vẫn rạng rỡ, tươi tắn. Khán giả cũng cổ vũ hết mình, em thấy hạnh phúc khi được thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời. Nhìn những giọt mồ hôi trên khuôn mặt cồ, em mới thấy làm ca sĩ, nghệ sĩ đằng sau thành công trên sân khấu thì lao động nghệ thuật cũng rất vất vả.
Đêm nhạc kết thúc, màn từ từ khép lại nhưng hình ảnh cô ca sĩ xinh đẹp, hát hay vẫn đọng mãi trong trí nhớ của em.
Nhớ tick mình nha. CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Dưới đây là đoạn văn viết về người bố trong câu chuyện : Cái răng khểnh
Người bố trong văn bản là một người bố yêu thương con, dạy dỗ cho con nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ông đã kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn. Ông bảo con nhắm mắt, dẫn đi chạm từng bông hoa một, chỉ cho con ngửi rồi gọi tên bông hoa. Ông đã thành công gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình. Không chỉ vậy, người bố còn gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết. Ông dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời. Như vậy có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu.
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến, đồng thời ông cũng là một nhà văn nhà thơ xuất chúng. Trong sự nghiệp văn học, ông không chỉ để lại những áng văn chính luận kiệt xuất mà còn để lại những bài thơ trữ tình đầy cảm xúc. Có thể kể đến như: Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông lần nữa, Cảnh ngày hè… Với văn chính luận, Nguyễn Trãi viết với một ngôn ngữ sắc sảo, đanh thép, trúng ý đồ; luận điểm, luận cứ và luận chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ. Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới. Còn đối với tác phẩm trữ tình, ông lại có góc quan sát hết sức tỉ mỉ, tinh tế, ông lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan khác nhau và bằng cả cái tâm. Các tác phẩm luôn ẩn chứa tâm tình, mong muốn khát vọng cho nhân dân được bình an, giàu đủ.