Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao là một loại không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam . Nó rất phổ biến ở nước ta và được biết đến rộng rãi trên toàn cầu .Ca dao giúp cho văn hoá Việt Nam được nhiều nét độc đáo , ngoài ra nó còn giúp được những người con xa quê nhớ nhung , nao núng muốn được về quê nhà để gày ngày bắt tôm bắt cá. Do vậy ca dao là một thứ không thể thiếu trong văn hoá người Việt ..
Đánh giá e 5 sao nha, e lớp 6 tự sáng tác cũng hơi khó khăn xíu ạ
Em tham khảo:
Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau , tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu . Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chỉ mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân đất nước hiện lên với những hình ảnh rộn ràng, màu sắc tươi sáng, âm thanh trong trẻo của cây lá, chim chóc... Ta nhận ra trong những dòng thơ ấy môt tình yêu tha thiết, một niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Mùa Xuân đất nước đẹp dường ấy. Là một người con đất Việt phải làm gì cho quê hương đây? Tâm hồn, trái tim của một người nặng lòng với non sông đã cất vang lên những nguyện ước chân thành nhất. Những ước nguyện của Thanh Hải giản dị mà cao đẹp biết bao:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dáng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Lời thơ da diết, ngân vang như tiếng ca tha thiết, như điệu Nam ai, Nam bình nhẹ nhàng trôi trên dòng Hương giang. Từ “tôi” ở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã được chuyển thành “ta” đầy ý nghĩa. Nếu như “tôi” chỉ một cá nhân, một con người cụ thể, thích hợp để bày tỏ những cảm xúc, những rung cảm cá nhân thì “ta” lại thích hợp với tâm thế hòa nhập, sẻ chia “ta” ở đây đâu chỉ là nhà thơ mà còn là tất cả mọi người. Thanh Hải thật khéo léo khi chọn lựa những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tâm niệm nung nấu trong tim mình. Nó nhỏ bé, đơn sơ như là một con chim, một nhánh hoa, một nốt trầm… mà giàu sức gợi, mà mang những ý nghĩa ẩn tàng sâu sắc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhà thơ nguyện được làm một chú chim cất tiếng hót trong veo làm rộn ràng hơn mùa xuân đất nước, muốn làm một cành hoa thơm ngát toả hương cho khu vườn cuộc đời, muốn làm một nốt nhạc trầm trong bản hoà tấu muôn điệu của cung đàn mùa xuân đất nước. Nguyện ước ấy thật giản dị và khiêm tốn. Chỉ là một chú chim nhỏ bé, một bông hoa mỏng manh, một nốt trầm không lành lót, nhưng không thể thiếu trong bản hoà ca để làm “xao xuyến” lòng người. Thanh Hải ý thức rất rõ vai trò, sự đóng góp của mỗi cá nhân là rất nhỏ bé giữa cuộc đời rộng lớn, cũng giống như một nốt trầm có thể “tan biến trong hòa ca”, nhưng là những nét làm nên bản sắc. Bản sắc của Thanh Hải được thể hiện độc đáo nhất trong ước muốn được làm “một mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước. Đây là điểm nhấn sáng tạo nhất của Thanh Hải trong toàn bộ thi phẩm. Hình ảnh mùa xuân vừa là một mùa xuân thực với dòng sông, bông hoa, tiếng chim nhưng còn là ẩn dụ về một cuộc đời, một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp: ước mong được cống hiến được sống có ích cho quê hương, để đất nước mãi mãi là mùa xuân. Khát vọng ấy cháy bỏng bất chấp cả thời gian, tuổi tác:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp từ “dù là” càng có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định thái độ quyết tâm bền bỉ của tấm lòng, của khát vọng thiết tha đổi với quê hương đất nước. Cống hiến cho quê hương từ khi tuổi còn trẻ cho đến khi đã da mồi, tóc bạc. Hai hình ảnh hoàn dụ, đối lập ấy cho ta thấy thời gian, tuổi tác không thể làm hao mòn đi bầu nhiệt huyết của những con người trọn đời cống hiến cho đất nước. Khát vọng sống, cống hiến cuộc đời để làm đẹp cho đất nước thật đáng quý biết bao. Đó là quan niệm sống đầy trách nhiệm và thật đáng trân trọng. Những câu thơ không chỉ là lời tâm niệm mà còn là sự tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình - cuộc đời một chiến sĩ, thi sĩ đã cống hiến trọn vẹn cho non sông, đất nước. Giờ đây, ngay cả khi cái chết cận kề. trái tim và tâm trí con người ấy vẫn cháy bỏng một khát vọng duy nhất: được cống hiến cho quê hương.
Lời nguyện ước cuối cùng của nhà thơ mang đậm dấu ấn của một người con xứ Huế - đó là cất lên tiếng ca để đón chào mùa xuân. “Câu Nam ai Nam bình” thấm đượm chất Huế, nhẹ nhàng, da diết thể hiện niềm tin yêu, gắn bó thiết tha của nhà thơ với quê hương mình. Hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (những ngày Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, cặn kẽ với cái chết) ta càng trân trọng và cảm phục hơn một tấm lòng yêu đời, nặng lòng với quê hương, khát khao sống và cống hiến. Khúc hát ấy chính là “một mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải “lặng lẽ dâng cho đời”, sẽ mãi ngân vang, lắng đọng trong tâm trí những người dân Việt Nam.
Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt nghĩ tới thế hệ trẻ ngày nay. Cũng là người Việt Nam, là công dân của đất nước, được hưởng trọn ven dòng máu tổ tiên, chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào với mảnh đất quê hương.
Trong những cuộc chiến tranh, khi đất nước làm nguy, cống hiến cho quê hương là góp sức mình để giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc. thời đại đó là thời đại của những người “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh“, sẵn sàng xả thân vì màu xanh hòa bình trên mảnh đất quê hương.
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, thống nhất và đang trên đà phát triển. là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên: “sánh vai với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh, hùng cường. Cống biển cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam. Mỗi người với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp cho đất nước mình để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Để là người sống có trách nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng. Chính những mơ ước, lí tưởng ấy là cơ sở để chúng ta xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Đặc biệt, tuổi trẻ chúng ta cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống một cách lành mạnh và có trách nhiệm. Có như thế, ta mới là người sống có trách nhiệm với đất nước mình bởi mỗi người chỉ có thể có trách nhiệm với người khác khi có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Tình yêu dành cho đất nước là thứ tình cảm máu thịt, luôn cất tiếng gọi những người con hướng về nguồn cội, tổ tiên. Nó đánh thức trong ta trách nhiệm của một người công dân, thôi thúc ta hành động.
Là một người trẻ tuổi, một thành viên của thế hệ trẻ ngày nay, tôi cũng đang tự nhủ phải từng ngày, từng giờ, cố gắng học tập và phấn đấu thật tốt để có thể đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm nên những “mùa xuân” đẹp tươi của đất nước ta như nguyện ước ngày nào của nhà thơ Thanh Hải.
Lời khuyên cho mọi người ơi hình như bài này là NLXH rút ra từ 1 tp văn hk cơ mà, có phải đoạn văn phân tích thơ đâu, phải làm theo 5 bước của bài NLXH chứ.
Nói đến văn nghệ từ lâu đã là thành một đề tài nóng bỏng cả trong nước và ngoài nước nhưng nếu nói đến văn nghệ trong cuộc sống thì lại là đề tài được bàn luận không chỉ sôi nổi trên các diễn đàn trong các bài phân tích cũng đã nói khá nhiều về điều này bởi vì không thể phủ nhận được tầm quan trọng của ngay cả đối với chúng ta tuy chưa thực sự được nói lên ý kiến riêng mình nhưng qua các tác phẩm đó mà chúng ta tuy chưa thấu hiểu hết được nhưng đã phần nào cảm nhận về điều đó.Và nếu cho tôi nhận về một tác phẩm viết hoàn chỉnh về đề tài này tôi sẽ không ngần ngại nêu lên:Tiếng nói của văn nghệ được tác giả Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến p.Tác giả nói đến điều này một cách rất tự nhiên như trò chuyện tâm tình với những người đọc giả vậy không mang chút gì là cường điệu hóa tuy nhiên tác giả cũng đã khéo léo sử dụng một vài câu thơ trong tác phẩm nổi tiếng Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du đã vẽ lại một khung cảnh mùa xuân đã làm cho chúng ta "rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy".Cũng chính Nguyễn Đình Thi đã từng nói:sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ - cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.Là một nhà nghệ sĩ trong những lời nói của mình cũng đã vẽ nên những khung cảnh đẹp tuy có đối lập với vẻ đẹp thô sơ của hiện thực nhưng cũng đủ làm cho người ta giật mình cảm nhận lại sự sống ở quanh ta, mà trước kia "ta chưa biết nhìn thấy", bỗng làm ta "ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn" mình mà mỗi người có một cách cảm nhận riêng đối với cuộc sống của họ nhưng văn nghệ là nơi giúp họ tìm thấy những niềm vui trong cuộc sống dù niềm vui đó có nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa nhưng bạn không cảm nhận.Mỗi một tác phẩm văn nghệ lại "rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng" rất kì diệu, nó "làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ". Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ "một cách sống của tâm hồn " biết quý trọng hơn những gì mình đang có ,biết sẻ chia trong cuộc sống hay đơn giản như những công việc bắt gặp thường xuyên trong một ngày nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng như việc giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống được chúng ta học từ trong văn nghệ sao cho phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau.Chức năng của văn nghệ còn vô cùng kì diệu khi nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm thật vậy giả sử bạn đặt hoàn cảnh của bạn là người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghệ, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".Khẳng định cho điều này tác giả lại chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.Ngoài ra tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng điều này chắc hẳn trong mỗi đọc giả chúng ta điều này là quan trọng nhất nếu không có ý tưởng bất kỳ ở môn học nào nó cũng sẽ là trở lại và khó khăn nhất định.Vậy những ý tưởng đó bắt nguồn từ đâu?Trước hết bạn cần biết tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.
Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.
Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.Nói đến đây nhiều bạn cho rằng quan điểm của tác giả có nhiều phần khó hiểu không phải do các bố cục hay lí lẽ hoặc dẫn chứng mà là do sự hiểu biết chúng ta vẫn còn nhiều điều hạn chế nhưng qua bài bình luận này chúng ta đã hiểu thêm tầm quan trọng không thể thiếu của văn nghệ trong đời sống nó mang cho ta không chỉ là những ý tưởng hay hay đơn thuần là cách ứng xử trong giao tiếp mà nó lại mang cho ta những điều quan trọng hơn đó là những bài học quý giá trong cuộc sống đó là hành trang cần thiết để chúng ta bước vào đời càng khẳng định thêm tầm quan trọng của văn nghệ nhất là trong lĩnh vực đời sống