K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

27 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ :33

2 tháng 5 2023

Một trong những hình ảnh đẹp nhất mà tôi biết mà con người Việt Nam. Qua khổ 4 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và bốn câu thơ đầu trong bài "Nói với con" của Y Phương hình ảnh ấy rất đa dạng và phong phú. Từ những hình ảnh đơn giản như hoa, cỏ, chim, đến những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh, tất cả đều thể hiện được bản chất của con người Việt Nam. Ấy là sự giản dị, chân thật và tinh tế của con người Việt Nam. Những hình ảnh này cũng thể hiện được sự yêu thiên nhiên và tình cảm với đất nước của người Việt. Ngoài ra, những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh trong bài thơ của Thanh Hải cũng thể hiện được tính cách của con người Việt Nam: luôn có trái tim ấm áp, tình cảm và sẵn sàng hy sinh cho người thân, bạn bè và đất nước. Hơn hết, ta thấy một tình cha con, tình anh em và tình bạn đều được thể hiện rõ nét trong 4 câu thơ đầu bài "Nói với con". Khép lại, qua các tác phẩm nói trên, chúng ta nhận định rằng hình ảnh con người Việt Nam là một người giản dị, tinh tế, yêu thiên nhiên và tình cảm. Họ luôn có trái tim ấm áp, sẵn sàng hy sinh và trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.

(cảm nhận chung nên mình sơ lược, còn nếu bạn muốn làm rõ từng bài thì có thể đăng lại tại mình không biết là đoạn văn/ bài văn cho câu hỏi này á)

T.Lam 

2 tháng 11 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

27 tháng 10 2018

 - Tâm hồn tươi trẻ, sôi nổi của tình đồng đội, đồng chí trong bài thơ:

       + Những người chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ vui vẻ, hài hước, tinh nghịch. Họ hồn nhiên tếu táo cũng thật cảm động trong không khí đoàn kết, trong đồng chí, đồng đội.

       + Sự khốc liệt của chiến tranh tạo nên những tiểu đội xe không kính. Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa, họ càng đi càng có thêm nhiều bạn: “Gặp bạn bè giữa dọc đường đi tới”.

       + Chỉ một cái bắt tay cũng ấm long, đủ động viên nhau, cảm thông với nhau. Cái bắt tay cũng ấm lòng, đủ động viên, cảm thông với nhau.

       + Tình cảm giữa những người lính ấm áp, thắm thiết như anh em trong gia đình “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” – Một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật hài hước, sâu lắng giúp con người xích lại gần nhau trong những cái chung bình dị, thân thuộc.

       + Cảnh những phút nghỉ ngơi sinh hoạt thật ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, giản dị, tâm hồn người lính vẫn tươi vui, lạc quan.

       + Tình đồng đội đã gắn kết họ, tiếp cho họ sức mạnh để cùng nhau “lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

       + Hình ảnh “trời xanh thêm” cũng là hình ảnh diễn tả được tinh thần lạc quan, yêu đời, đầy hi vọng của người lính lái xe Trường Sơn.

1 tháng 12 2021

Tham khảo

Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh", "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà!

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

 Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.