Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích nội dung của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” , tư tưởng này có gì khác với tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo truyền thống ?
Bài làm:
Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo. Nghĩa là làm cho dân yên ổn, vì dân mà trừ bạo. Nhân nghĩa trong Nho giáo là cách ứng xử và tình thương giữa con người với con người. Nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi được nâng lên một tầm cao mới là mối quan hệ, cách ứng xử giữa dân tộc với dân tộc. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một tư tưởng tiến bộ, lấy dân làm gốc và mang tính nhân đạo. Vì vậy em rất thích bài thơ này.
Em tham khảo nhé !
Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.
Mở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi nêu lên một mệnh đề về nguyên lí nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nằm ở hai từ yên dân và trừ bạo. Nói cụ thể hơn nội dung của tư tưởng đó là yên dân, làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc và yêu nước chống xâm lược.
Đối với Nguyễn Trãi, chữ dân ở đây không có tính chất chung chung mà là người dân đất Việt, những người dân đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của chiến tranh loạn lạc, những người dân vô tội đang bị giặc Minh tàn sát. Vì thế, ở phần sau của bài cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ hơn tình yêu của dân bằng việc vạch trần tội ác tàn bạo của bọn xâm lược và bộc lộ nỗi đau đớn xót xa trước những thảm cảnh mà nhân dân đang nếm trải:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ta đọc thấy trong câu văn Nguyễn Trãi có cả ngọn lửa căm hờn và tiếng thổn thức của một trái tim giàu yêu thương đang rớm máu.
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa vì dân, làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Muốn cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, lúc bấy giờ, không có con đường nào khác là phải diệt trừ giặc ác, cứu sống dân. Vì thế Nguyễn Trãi mở rộng nội dung nhân nghĩa lên một mức cao hơn:
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Giặc tàn bạo đã gây tội ác, đến trời đất cũng không thể dung tha. Ngọn lửa căm hờn rực cháy trong tim người anh hùng dân tộc:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đọc kĩ câu văn Nguyễn Trãi, ta nhận thức rõ hơn, giặc ở đây không chỉ là kẻ thù của nhân dân, mà còn là kẻ thù của quốc gia, của dân tộc: giặc nước. Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, bên cạnh chữ yên dân còn thêm chữ yêu nước. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không mang tính chất triết lí giáo điều, mà được cụ thể hóa bằng lòng yêu nước thương dân nồng nản, thiết tha.
Lí tưởng nhân nghĩa lí tưởng dân nước là lí tưởng suốt đời Nguyễn Trãi luôn ôm ấp và theo đuổi, nó sâu sắc và mạnh mẽ đến mức:
Bụi một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Thuật hứng V)
và Nguyễn Trãi suốt đời trung thành với nó:
Bụi một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen
(Thuật hứng XXIV).
Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một tư tưởng lớn, tư tưởng thời đại. Tư tưởng ấy cao đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi ổ Mã.
và trong cuộc kháng chiến chống Minh đã tạo nên sức mạnh rung trời chuyển đất:
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Đưa ra tư tưởng nhân nghĩa ngay ở đầu bài cáo, Nguyễn Trãi muốn khẳng định ngọn cờ chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, đồng thời cũng vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn cuồng Minh (khi xâm lược nước ta chúng giương chiêu bài phù Trần diệt Hồ để che giấu tội ác):
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Càng đọc Bình Ngô đại cáo, ta càng thấm thìa về tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha, sâu sắc, về nhân cách vĩ đại và tiết tha cao cả của một con người suốt đời vì nước vì dân: “ức Trai sáng tựa sao khuê” – Lê Thánh Tông.
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Tham khảo:
Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.
Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.